Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Trị chứng khò khè cho trẻ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tham khảo tài liệu 'trị chứng khò khè cho trẻ', y tế - sức khoẻ, sức khỏe trẻ em phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Trị chứng khò khè cho trẻ Con tôi hiện 5 tháng tuổi. Từ lúc mới sinh tới giờ có lúc bé thở nghe khò khè. Những lúc như vậy bé rất dễ bị ọc sữa nếu không kịp thời ẵm đứng lên và vỗ nhẹ vào lưng. Tôi có hỏi một số người thì cho là do cháu được sinh mổ nên đờm nhớt chưa ra hết lớn lên sẽ từ từ khỏi. Và khi khám sức khỏe định kỳ cho bé các bác sĩ đều cho là bình thường không sao lớn sẽ dần hết. Nhưng tháng rồi tôi cho bé đi khám định kỳ có một vị bác sĩ nhi khoa tại BV Phụ sản quốc tế cho là do phổi con tôi yếu nên thường bị thở khò khè như vậy sau này rất dễ dẫn đến chứng hen suyễn và cho thuốc uống. Con tôi đã uống hết thuốc nhưng vẫn thấy không thay đổi. Rất mong bác sĩ cho tôi biết đó có phải là triệu chứng của bệnh suyễn không và có cách nào trị dứt Bạn đọc - Trả lời của phòng mạch online Theo lời chị mô tả con chị rất có khả năng bị một trong hai bệnh sau Thứ nhất bệnh trào ngược dịch vị từ dạ dày vào vòm mũi họng thường xuyên làm tăng tiết đàm nhớt ở vùng này gây triệu chứng khò khè và rất dễ ọc sữa. Thứ hai cũng có thể cháu có cơ địa dị ứng nên gây tăng tiết và ứ đọng đàm nhớt ở vùng vòm mũi họng gây triệu chứng khò khè làm bé bị nghẹt mũi ít nhiều thở bằng miệng làm khô niêm mạc vùng họng và bên dưới nên dễ bị kích thích phản xạ nôn khiến bé ọc sữa. Điều chị cần làm là rửa vòm mũi họng cho bé thật tốt bằng nước muối sinh lý ngày 3-5 lần cách làm cho trẻ nằm nghiêng nhỏ nước muối vào lỗ phía trên cho đến khi thấy nước muối chảy ra ở lỗ bên dưới và đổi bên làm tương tự cho bên kia. Cần làm đi làm lại càng nhiều lần càng tốt trong lúc thực hiện có thể bé có phản xạ ho hay sặc sụa do nước muối chảy vào đường thở chị không nên lo lắng trái lại điều này giúp lớp đàm nhớt ứ đọng ở đường hô hấp sẽ đi ra ngoài làm giảm triệu chứng khò khè rất hiệu quả. Chị nên cho bé đi khám bệnh tại khoa tai mũi họng bệnh viên nhi để được thăm khám kỹ hơn và bác sĩ có thể chỉ định cho bé sử dụng thêm một số thuốc kháng dị ứng tan đàm hoặc thuốc chống trào ngược phù hợp với bệnh của .