Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo "Bàn về khái niệm "việc làm" dưới góc độ của pháp luật lao động "

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bàn về khái niệm "việc làm" dưới góc độ của pháp luật lao động Sơ cứu, cấp cứu, điều trị kịp thời. - Trả đủ lương và toàn bộ chi phí y tế cho người lao động trong thời gian điều trị. - Sau khi điều trị, doanh nghiệp phải bố trí công việc phù hợp với mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động và phải khám sức khoẻ định kì 6 tháng/lần cho người lao động. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl BÀN VỂ KHÁI NIỆM VIỆC LÀM Dưỗl GÓC ĐỘ CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1. Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giải quyết việc làm là công việc quan trọng của tất cả các quốc gia. Cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ. Sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính sách giải quyết việc làm. Với tầm quan trọng như vậy việc làm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như kinh tế xã hội học lịch sử và pháp lý. Khi nghiên cứu dưới góc độ lịch sử thì việc làm liên quan đến phương thức lao động kiếm sống của con người và xã hội loài người. Các nhà kinh tế coi sức lao động thông qua quá trình thực hiện việc làm của người lao động là yếu tố quan trọng của đầu vào sản xuất và xem xét vấn đề thu nhập của người lao động từ việc làm. Trong thống kê điều tra xã hội người ta quan tâm đến tỉ lệ người có việc làm và thất nghiệp nhu cầu việc làm của xã hội. Thông qua đó các nhà quản lý nắm được tình trạng việc làm tương quan cung - cầu lao động sự phân bố nguồn lực. để đưa ra biện pháp giải quyết việc làm. Pháp luật lại chủ yếu quan tâm đến tính hợp pháp của việc làm và giải quyết việc làm các nội dung bảo vệ việc làm hợp pháp. Tuy nhiên cũng do việc làm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau nên khái niệm việc làm rất khó thống nhất. Thực tế cho thấy do không thống nhất được vấn đề Ths. NGUyẾN THỊ KIM PHỤNG này nên các kết quả điều tra thống kê không chuẩn xác các biện pháp quản lý giải quyết việc làm sự bảo vệ việc làm sẽ kém phần hiệu quả. 2. Trên thế giới quan niệm về việc làm được đưa ra dưới nhiều góc độ với những phạm vi rộng hẹp khác nhau. Giáo sư N.Y.Asuda Nhật Bản cho rằng việc làm là những tác động của người lao động vào vật chất sinh ra lợi nhuận .1 Tuy nhiên trong cuộc sống phạm vi tác động của con người vào vật chất thì rất rộng nhưng không phải tác động nào cũng thu được lợi nhuận. Thực tế có những tác động của con người vào thế giới vật chất không phải