Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tín ngưỡng liên quan đến cây lúa của một số tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ môn Khơ-me

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tham khảo nội dung bài viết "Tín ngưỡng liên quan đến cây lúa của một số tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ môn Khơ-me" dưới đây để nắm bắt được quan niệm về hồn lúa, mẹ lúa và nghi lễ cúng hồn lúa, nghi lễ theo vòng đời của cây lúa,. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Văn hóa – Lịch sử. | Tạp chí Dán tộc học sô Ỉ 2 - 2014 47 TÍN NGƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN CÂY LÚA CỦA MỘT SÔ TỘC NGƯỜI THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔN - KHƠ-ME NGUYỄN THỊ QUỂ LOAN Các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me gồm 21 dân tộc với dân số khoảng trên 2 triệu người cư trú rải rác ở khu vực phía Tây và Tây Nam của lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Tộc người Mảng sống rải rác từ vùng ngã ba biên giới Tây Bắc Bắc Bộ xen cư với người Thái ở Son La Lai Châu và miền Tây Nghệ An gồm các tộc người Khơ-mú Kháng Xinh-mun ơ-đu men theo dọc dải Trường Sơn có các tộc Bru - Vân Kiều Cơ-tu Tà-ôi Co Hrê tỏa khắp các cao nguyên miền Tây là các tộc Giẻ-Triêng Ba-na Xơ-đăng Brâu Rơ-măm phía Nam là nơi cư trú của các tộc Mnông Mạ Cơ-ho miền châu thổ sông Cửu Long có tộc người Khơ-me miền núi thấp ở Đông Nam Bộ có các tộc Xtiêng Chơ-ro Chu Thái Sơn 2005 . Cho đến nay nghiên cứu về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me đã được nhiều học giả xem xét dưới những góc độ như kinh tế xã hội và văn hóa trong đó có đề cập đến một sổ khía cạnh liên quan đến canh tác nông nghiệp Bế Viết Đẳng 1982 Viện Dân tộc học 1984 Nguyễn Quốc Lộc 1984 Ngô Đức Thịnh 1993 Nguyễn Văn Huy 1997 Nguyễn Minh San 1998 Nguyễn Xuân Hồng 1998 Khổng Diễn 1999 Trần Bình 1999 Phạm Văn Dương 1999 Rơ Chăm Oanh 2002 Bùi Minh Đạo Vũ Thị Hồng 2003. . Trong bài viết này việc xem xét tín ngưỡng liên quan đến cây lúa của một số tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me đưọc thực hiện chủ yếu qua tổng quan những công trình nêu trên. Tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp nói chung và liên quan đến cây lúa nói riêng của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn -Khơ-me ra đời cùng với quá trình khai phá đất đai và chinh phục thiên nhiên. Là những cư dân lấy hoạt động kinh tế nông nghiệp -một hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên là nghề kiếm sống chính các cư dân ngôn ngữ Môn - Khơ-me sớm gắn bó với thời tiết trời đất đổi diện với những điều tốt lành và cả những bất trắc của thiên nhiên. Do đó đã xuất hiện ý niệm về đối tượng siêu nhiên nào đó có .