Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế:
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; xây dựng khung lý thuyết đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân. | 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án được viết với tổng số trang là 150 trong đó số trang của từng chương từng phần được chia cụ thể như sau mở đầu 6 trang chương 1 21 trang chương 2 36 trang chương 3 56 trang chương 4 29 trang kết luận 2 trang . Luận án được thực hiện thông qua quá trình tham khảo 118 tài liệu gồm có 79 tài liệu tiếng Việt 39 tài liệu nước ngoài . Tổng số trang phụ lục của luận án là 12 trang bao gồm 3 phụ lục . Luận án được minh họa thông qua 34 bảng 02 biểu đồ 03 hình và 06 hộp trích dẫn. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc làm việc làm cho lao động nông thôn việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân các nhân tố yếu tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân. Các kết quả phân tích luận án trên cơ sở đánh giá thực trạng của chính sách việc làm chính sách hỗ trợ học nghề chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất chính sách ứng dụng kỹ thuật sản xuất chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm và phân tích tác động chính sách việc làm trên 2 khía cạnh sự biến đổi trạng thái việc làm của lao động nông thôn sự biến đổi thu nhập của nông dân . Chỉ rõ những thành tựu hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó luận án đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ thời gian tới. 2. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và tương đối ổn định cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp xu hướng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước nâng lên. Bên cạnh những thành công Việt Nam đang phải đối mặt với không ít những khó khăn .