Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tính khả chấp của câu và vai trò của tiêu điểm thông tin trong tiếng Việt

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt là dạy khẩu ngữ, có những câu người học nói đúng ngữ pháp nhưng không hoặc khó được chấp nhận (không khả chấp). Ngược lại có những câu không chuẩn tắc về mặt ngữ pháp nếu đứng tách biệt, nhưng lại có thể được chấp nhận (khả chấp) trong một tình huống giao tiếp nhất định. Câu hỏi đặt ra là, nhân tố nào chi phối tính khả chấp của một câu (phát ngôn) cụ thể như vậy? Bài viết này thử trả lời câu hỏi trên dựa trên việc phân tích vai trò của tiêu điểm thông tin đối với tính khả chấp của câu. | Số 5 235 -2015 NGÔN NGỮ ĐỜI SỐNG 13 Ngôn ngữ học và việt ngữ họC TÍNH KHẢ CHẤP CỦA CÂU VÀ VAI TRÒ CỦA TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN TRONG TIẾNG VIỆT THE ACCEPTABILITY OF SENTENCES AND THE ROLE OF INFORMATION FOCUS IN VIETNAMESE NGUYỄN HỒNG CỔN PGS.TS ĐH KHXH NV ĐHQG HN Giảng viên thỉnh giảng Khoa tiếng Việt Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc Abstract There are grammatically correct but inacceptable sentences and on the contrary there are grammatically incorrect but acceptable sentences. To assess the acceptability of sentences it is necessary to resort to different semantic-pragmatic factors among which the information focus is an important one. This paper investigates the role of information focus for the acceptability of vietnamese sentences as reflected in the choice of word-order alternatives and ellipsis alternatives. The results show that under the pressure of information focus specific sentences could be considered acceptable or inacceptable in certain contexts relatively independent of their grammaticality. Key words acepptabiliy grammaticality information focus Vietnamese sentences. 1. Đặt vấn đề Khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đặc biệt là dạy khẩu ngữ có những câu người học nói đúng ngữ pháp nhưng không hoặc khó được chấp nhận không khả chấp ví dụ như câu trả lời 1c cho câu hỏi 1a dưới đây 1 a. Họ đến đây bao giờ b. Họ đến đây hôm qua. c. Hôm qua họ đến đây. Kí hiệu đánh dấu các câu không hoặc khó khả chấp Ngược lại có những câu không chuẩn tắc về mặt ngữ pháp nếu đứng tách biệt nhưng lại có thể được chấp nhận khả chấp trong một tình huống giao tiếp nhất định như các câu trả lời 2b 2c của câu hỏi 2a sau đây 2 a. Họ đến đây bao giờ b. Đến hôm qua. c. Hôm qua. Câu hỏi đặt ra là nhân tố nào chi phối tính khả chấp của một câu phát ngôn cụ thể như vậy Bài viết này thử trả lời câu hỏi trên dựa trên việc phân tích vai trò của Tiêu điểm thông tin đối với tính khả chấp của câu. 2. Tính khả chấp của câu 2.1. Bắt đầu từ Chomsky 1957 cho đến nay khi đánh giá về một câu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN