Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quan niệm chung về hệ thống chính trị của nước ta
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết sau đây trình bày quan niệm chung về hệ thống chính trị của nước ta, khái niệm hệ thống chính trị, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. | Như vậy, trong hệ thống chính trị - xã hội ngày nay, các tổ chức xã hội đóng vai trò năng động tích cực hơn so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các tổ chức xã hội không phải là kênh biệt lập với hệ thống chính trị mà ngày càng tham gia mạnh mẽ, tác động lớn lao đến kết quả hoạt động của hệ thống chính trị. Vì thế có thể quan niệm rằng hệ thống xã hội là hệ thống phản hồi với hệ thống chính trị, giám sát hoạt động của hệ thống chính trị. Nếu nhìn từ góc độ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì cả hai hệ thống chính trị và hệ thống các tổ chức xã hội đều là những kênh thực hiện quyền lực nhân dân. Hệ thống chính trị tác động đến xã hội trên cơ sở quyền lực giai cấp - xã hội, đảm bảo sự định hướng và dẫn dắt, điều hành sự phát triển của cả xã hội. Do đó, hệ thống chính trị đảm bảo tính thống nhất của ý chí, nguyện vọng và quyền lực nhân dân. Hệ thống xã hội đảm bảo tính nhân bản và tính đa dạng của đời sống xã hội. Hệ thống xã hội không phải là hệ thống thụ động chịu sự tác động của hệ thống chính trị, phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống chính trị mà cũng có vai trò, trách nhiệm chung với sự phát triển toàn diện của đất nước. Cả hai hệ thống đó không thể thiếu vắng và thay thế vai trò cho nhau. Nếu hệ thống này không tốt thì tất yếu dẫn đến sự bấp cập của hệ thống kia và ngược lại. Vì vậy, cả hai hệ thống chính trị và hệ thống xã hội hòa hợp thành thể thống nhất được gọi là hệ thống chính trị - xã hội. Tuy nhiên, điểm cần chú ý trong mối liên hệ biện chứng giữa hai hệ thống này là nếu hệ thống chính trị không có mục đích tự thân thì ngược lại hệ thống xã hội trong khi hoạt động vì mục tiêu cho chính hệ thống mình (mang tính xã hội) có nhu cầu và mong muốn tác động đến hệ thống chính trị một cách tự nhiên. Thành ra, dù khác nhau về phương thức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhưng nhìn tổng thể mục tiêu của cả hai hệ thống cuối cùng đều thống nhất ở chỗ vì con người, vì một xã hội tốt đẹp.