Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục tiêu luận án: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam; xác định các căn nguyên vi rút chính gây bệnh Tay Chân Miệng; phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng nặng và biến chứng của bệnh. | Các báo cáo đã ghi nhận sự đa dạng trong phân bố các nhóm và dưới nhóm của enterovirus qua từng vụ dịch TCM. Kết quả giải trình tự gen trong nghiên cứu cho thấy dưới nhóm C4 của EV71 và CA6 là 2 căn nguyên chính gây bệnh TCM tại Việt Nam trong năm 2012 (biểu đồ 3.15). Về mức độ bệnh (bảng 3.35), tỷ lệ bệnh nặng ở nhóm EV71-C4 chiếm 38,3%, cao hơn hẳn so với 9,1% ở nhóm CA6 (P <0,05 và OR=6,2). Các biến chứng thần kinh, hô hấp và tuần hoàn cũng được ghi nhận với số lượng và tỷ lệ vượt trội ở nhóm EV71-C4 so với nhóm CA6 (bảng 3.36). Qua đó, chúng tôi cho rằng trong đợt dịch TCM tại thời điểm năm 2012 tại Việt Nam thì dưới nhóm EV71-C4 là căn nguyên chính gây bệnh nặng. Điều này cũng hoàn toàn trùng hợp với nhiều báo cáo gần đây trong và ngoài nước về dịch tễ học bệnh TCM và khả năng gây bệnh của nhóm EV71 trong đó có dưới nhóm C4. Việc phân tích và đánh giá trên đã cung cấp những thông tin quan trọng về dịch tễ phân tử và lâm sàng, giúp sàng lọc được nhóm vi rút có nguy cơ cao, tạo tiền đề cho các nghiên cứu sản xuất vắc xin sau này.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN