Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lí thuyết giá trị và mô hình biến đổi giá trị trong nghiên cứu xã hội học

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết "Lí thuyết giá trị và mô hình biến đổi giá trị trong nghiên cứu xã hội học" giới thiệu tới người đọc lý thuyết giá trị trong nghiên cứu khoa học xã hội, mô hình biến đổi giá trị. nội dung chi tiết. | KHOẠ HOC XÃ HOI VIET NAM ISSN 1013-4328 vss A238-12552 TAP CHÍ CỦA VIÊN HÀN LÂM KHOA HOC XÃ HÔI VIÊT NAM . LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ VÀ MÕ HÌNH BIÉN ĐÓI GIÁ TRỊ TRONG NGHIÊN cứu XÃ HỘI HỌC vũ HÀO QUANG Tóm tắt Khái niệm giá trị được nhiều ngành khoa học xã hội nghiên cứu như Văn hóa học Tâm lý học Triết học Nhân chủng học Xã hội học. Bài viết phân tích khái niệm giá trị trong xã hội học theo đó khái niệm giá trị là một trong những khái niệm cơ bản được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa các cá nhân các nhóm các cộng đồng xã hội trong một khung cảnh văn hóa xã hội cụ thể. Giá trị xã hội mang tính khách quan đối với hành động của cá nhân và gây áp lực lên cá nhân. Mỗi hành động của cá nhân theo E. Durkheim đều là kết quả của áp lực do các sự kiện xã hội mang lại. Giá trị có thể biến đổi dưới tác động của các nhân tố xã hội như tổ chức xã hội cấu trúc xã hội kinh tế chính trị xã hội V.V. Từ khỏa Giá trị biến đổi giá trị định hướng giá trị tương tác xã hội hành động xã hội. 1. Lý thuyết giá trị trong nghiên cứu xã hội học Giá trị là những nguyên tắc đạo đức và đánh giá về sự vật hiện tượng có ý nghĩa đối với chủ thể hành động được cộng đồng xã hội chấp nhận. Con người hành động để đạt mục đích đã đề ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Có những hành vi có thể có ý nghĩa đổi với cá nhân như phản ứng tự vệ bản năng của cơ thể. Ví dụ sờ tay vào vật nóng thì rụt tay lại. Loại hành vi này chỉ đơn thuần là một quan hệ kích thích- phản ứng nó ít liên quan đến khái niệm giá trị mà chúng tôi bàn ở đây tuy nhiên cần nêu ra để phân biệt những hành vi có giá trị và những hành vi không hoặc ít liên quan đến giá trị. Các hành vi có ý thức của cá nhân với tư cách là chủ thể hành động chỉ có giá trị cá nhân chưa chắc đã là giá trị xã hội nếu nó không có liên quan gì đến những người xung quanh hay nói cụ thể không nằm trong quan hệ tương tác với người khác M. Weber 1 . Những hành vi cỏ liên quan đến giá trị xã hội là những hành vi bị chi phối bởi các nguyên tắc đạo đức nguyên tắc .