Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Một số giải pháp cơ bản hướng đến quản lý tài nguyên đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đề tài: Một số giải pháp cơ bản hướng đến quản lý tài nguyên đất đai vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay đi vào những vấn đề cơ bản về công tác quản lý đất đai vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay. | NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Một số giải pháp cơ bản hướng đến quản lý tài nguyên đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay Some solutions towards basic land resources management area during current period TS. Trần Mai Ước* Tóm tắt Thực tiễn đã chứng minh rằng, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với lợi thế về đất đai, ĐBSCL đang từng bước phát triển để khẳng định mình. Giai đoạn sắp tới, để thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng theo hướng bền vững, theo chúng tôi, ĐBSCL cần chú trọng vào công tác quản lý đất đai. Bài viết đi vào những vấn đề cơ bản về công tác quản lý đất đai của vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay. Abstract Mekong Delta has been proved naturally to be a specially important area for the process of socio-economic development of country. With the advantage of the land, the Mekong Delta is taking steps to assert its development. In our opinions, to perform the orientation for the socio-economic development steadily, Mekong Delta should be focus on land management. This article raises fundamental issues about the land managements of the Mekong Delta in the current period. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hiện nay, ÐBSCL là vùng đất có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, trong đó có tài nguyên đất sẵn có, ÐBSCL có nhiều lợi thế để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập. ÐBSCL thuộc châu thổ sông Mê Kông có diện tích đất tự nhiên gần 4 triệu ha1, chiếm 12% diện tích của cả nước, trong đó khoảng 2,6 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN