Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lợi thế và những yêu cầu đặt ra của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ - TS. Nguyễn Hữu Vượng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết "Lợi thế và những yêu cầu đặt ra của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ" trình bày đôi nét về học chế tín chỉ, những lợi thế của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, những yêu cầu đặt ra của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ,. Tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt thông tin chi tiết. | LỢI THẾ VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CỦA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TS. Nguyễn Hữu Vượng Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến Đào tạo theo học chế tín chỉ là một hệ thống đào tạo mềm dẻo được tổ chức đảm bảo cho mỗi sinh viên có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình đồng thời đảm bảo cho trường đại học có thể nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn đặt ra. Học chế tín chỉ được phát triển và áp dụng vào đào tạo ở các trường đại học trên thế giới từ rất sớm từ năm 1872 ở Mỹ . Ở Việt Nam trường Đại học Bách khoa TP.HCM áp dụng học chế tín chỉ từ năm 1993 nhưng từ khi có Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 43 2007 QĐ-BGDĐT ngày 15 8 2007 kèm theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ gọi là Quy chế 43 mới được triển khai mạnh mẽ. Trường Đại học Văn Hiếnđã và đang triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ cần có những bước đi vững chắc thận trọng để gặt hái được thành công trong lĩnh vực giáo dục. 1. Đôi nét về học chế tín chỉ Học chế tín chỉ được hiểu là chương trình đào tạo sử dụng tín chỉ làm đơn vị đo kiến thức đồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Sau khi tích lũy được một số lượng tín chỉ tối thiểu là sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo. Tín chỉ là đơn vị đo lường kiến thức mà sinh viên tích lũy được qua quá trình nghe giảng lý thuyết làm bài tập tự nghiên cứu thảo luận thuyết trình viết tiểu luận thực hành. theo yêu cầu và hướng dẫn của giảng viên. Vậy bản chất của việc đào tại theo hệ thống tín chỉ là gì Theo GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp bản chất của hệ thống tín chỉ là việc cá nhân hóa việc học tập trung trong một nền giáo dục đại học cho số đông . Triết lý giáo dục cho hệ thống tín chỉ ở Mỹ là giáo dục hướng về người học và giáo dục đại học đại chúng . Theo Quy chế 43 một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết 30-45 tiết thực hành