Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Văn phân tích tác phẩm lớp 12: phân tích so sánh hai nhân vật Hoàng và Độ trong đôi mắt của Nam Cao
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghĩ lại những thành tựu văn học nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, không ai không nhớ đến truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Những sáng tác hồi ấy, vừa phục vụ kịp thời, vừa đứng lại được với thời gian như Đôi mắt phải nói rằng chưa có bao nhiêu. Truyện Đôi mắt đã tạo ra một nhân vật khó quên được: văn sĩ Hoàng. Mỗi lần đọc lại tác phẩm, gặp lại nhân vật này, tôi cứ phải bật cười một mình và thầm thốt. | Văn phân tích tác phẩm lớp 12 phân tích so sánh hai nhân vật Hoàng và Độ trong đôi mắt của Nam Cao Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri sinh năm 1915 mất năm 1951 một nhà văn hiện thực xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Xuất thân từ tỉnh Hà Nam nhà văn này đã từng viết rất thành công về cuộc sống của người trí thức và người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng tám. Sau Cách mạng tháng tám ông lại tự rèn luyện mình dứt khoát từ bỏ lối sống cũ để quyết tâm đi theo cách mạng. Đôi mắt được Nam Cao sáng tác tết 1948 thời điểm nhận đường của giới văn nghệ sĩ thể hiện đầy đủ phong cách của ông sau Cách mạng tháng tám. Ban đầu Nam Cao đặt tựa là Tiên sử thằng Tào Tháo sau đổi là Đôi mắt vì ông nhận thấy vấn đề quan trọng hơn hết lúc bấy giờ là cách nhìn của giới văn nghệ sĩ. Trong tác phàm hai nhân vật chính Hoàng và Độ có cách nhìn hoàn toàn trái ngược nhau mới nổi bật là cách nhìn về người nông dân đã phần nào nói lên vấn đề quan điểm lập trường của Nam Cao. Hoàng và Độ là hai nhà văn Hoàng là nhà văn anh còn Độ thuộc lớp đàn em. Cả hai có cách sống cách suy nghĩ và cách nhìn đời nhìn người đối lập hẳn nhau đặc biệt là khi nhìn người nông dân. Hoàng sống phong lưu xa hoa tách rời với quần chúng nhân dân nên anh có cách nhìn lệch lạc sai trái phiến diện một chiều về người nông dân. Anh không thể nhìn ra được nét đẹp bên trong tâm hồn họ mà chỉ thấy cái ngố bề ngoài. Trong mắt Hoàng những người nông dân nghèo khổ ấy đầy những tính xấu Toàn là những người ngu đần lỗ mãng ích kỉ tham lam bần tiện cả . Dường như với Hoàng mọi sự xấu xa của con người đã tập trung về cả người nông dân. Anh nhìn thấy họ là một lũ lố lăng Cái ông thanh niên các bà phụ nữ lại còn nhố nhăng anh phiền vì sự nhăng xị của họ Viết chữ quốc ngữ sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên. Không chỉ nhố nhăng họ còn lại hay nói chữ mở miệng ra đề nghị yêu cầu phê bình cảnh cáo . Hoàng cho đó là chuyện thật nực cười. Anh không thấy được sự cố gắng của người nông dân kém hiểu biết nhưng lại