Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giá trị nghệ thuật của gốm Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Như đã nói ở (1), gốm ra đời trước khi xã hội có giai cấp; gốm bắt nguồn từ nghệ thuật dân gian: tình cảm con người, tình cảm nghệ sĩ trực tiếp chuyển vào bản thân của gốm trước tiên qua lao động "nhào nặn", làm cho bản thân của gốm rung cảm, nói lên tiếng nói của nghệ sĩ, của cuộc sống xã hội. Điều đơn giản này không phải dễ phát hiện ngay. Châu Âu vốn tự hào với nền công nghiệp gốm phát triển, khi đồ sứ Trung Quốc và Nhật Bản tràn sang, mới thấy. | Gốm hoa lam có từ cuối thế kỷ 14. Hình dáng và bút pháp ban đầu rất đơn giản. Mầu lam dưới men lộ rõ sắc, men bám chặt vào xương đất có độ rắn cao. Đó là loại "sành sứ" được phát triển cho đến ngày nay, tuy phong cách mỗi thời đều có thay đổi. Gốm hoa lam thường trang trí dưới men, nhưng không khắc vạch, và chỉ vẽ lối nhẹ nhàng như thủy mạc. Vẽ đẹp tiêu biểu của gốm hoa lam Việt Nam là lối vẽ phóng bút trên các lọ hoa, chân đèn, bát đĩa to hoặc nhỏ nhất là từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17. Đề tài trang trí thường là rồng, phượng, mây, hoa sen, hoa cúc dây, v.v. Với mầu lam ngả về xám trên nền trắng hơi ngà. Hình dáng của loại này cũng có nhiều cái đẹp độc đáo: bát, chén, đĩa chân rất to và rất cao; chân đèn, lọ hoa dáng khỏe mà thanh nhã. Đặc biệt từ giữa thế kỷ 15, một số chân đèn, lư hương, lọ hoa, con giống không những khắc niên đại mà có khi còn khắc cả tên người làm. Đó là điều rất hiếm trong nghệ thuật cổ đại Việt Nam. Cũng cần nói thêm: bát men ngọc thời Lý thì chân nhỏ xíu và bát hoa lam thời này chân rất to và cao, trước tiên là do yêu cầu kỹ thuật thay đổi có lợi về mặt kinh tế (từ việc sử dụng con kể chuyển sang cạo men ở lòng bát để chồng lên nhau khi vào lò, thì với một loại xương đất nào đó, buộc phải chuyển việc làm bát từ chân nhỏ thành chân to và cao để khỏi dính nhau). Có nhiều học giả nước ngoài và trong nước trước đây nhân cái bát chân to nhỏ khác nhau mà đoán định nguyên nhân chính thuộc về mặt tư duy, hoặc thuộc về mặt tôn giáo là không đúng. Điều đáng nêu là sự phối hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật ở đây khá tài tình; làm cho gốm chân nhỏ hay chân to đều tạo nên được vẻ đẹp đáng giá.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN