tailieunhanh - Về giá trị nghệ thuật sự gặp gỡ giữa quan điểm văn nghệ của Hải Triều với lý thuyết tiếp nhận hiện đại
Đến nay, vấn đề giá trị nghệ thuật không còn là vấn đề thời sự được nhiều người trong giới phê bình quan tâm bàn cãi. Sự lắng lại trong không khí phê bình về vấn đề này, vốn đã trải qua một thời kì tranh luận sôi nổi kéo dài hàng chục năm trên văn đàn gắn liền với những quan điểm triết học và mỹ học khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Mời các bạn cùng tìm hiểu. | số 6 (1935), ông khẳng định: ”Cái giá trị của một tác phẩm và nghệ thuật không phải tự nó sẵn có mà chính là ở chỗ bình phẩm của xã hội“. Sáng tác văn học đươc Hải Triều nhìn nhận như một sản phẩm của ”sản xuất” tinh thần, nếu taúc phẩm được viết ra không được độc giả tiếp nhận thì cùng lắm như một kỹ vật, sáng tác sẽ trở nên vô nghĩa và tác phẩm cũng dễ bị lãng quên. Chính khâu tiếp nhận của độc giả đã làm cho giá trị nghệ thuật của tác phẩm từ khả năng mà trở thành hiện thực, từ ổn định mà trở nên biến đổi; mục đích giao tiếp giữa nhà văn với bạn đọc mới được thực hiện. Ông nói: ”Ví thử nhà thi sĩ viết ra cuốn sách rồi bỏ vào rương khóa lại đến khi chết đem xuống đất thì dầu ông ấy muốn cho tác phẩm của ông có giá trị cố hữu, ta cũng chã nói làm gì. Bên này thì ông viết ra ngâm chán rồi lại muốn đưa ra cho xã hội biết, tất cũng như cái mũ đưa ra giữa thị trường vậy thôi. Nó cũng tùy theo sự nhu yếu, sự sử dụng, sự thiếu thốn, sự thời thượng. của mỗi giai cấp, mỗi thời gian, mỗi không gian mà quyết định cái giá cho tập sách của thi sĩ”[1-35]. Như vậy, giá trị nghệ thuật được Hải Triều xem xét không những trong mối liên hệ hữu cơ giữa sáng tác và tiếp nhận, mà ngay trong tiếp nhận, việc định giá đối với sáng tác qua tác phẩm - theo ông, còn do độc giả quyết định với sự chi phối của những yếu tố vừa mang tính chủ quan, vừa khách quan. Đó là yêu cầu của mỗi người, nhưng gắn bó không tách rời với giai cấp là lập trường, quan điểm, với thời gian, không gian là thời đại và hoàn cảnh lịch sử xã hội. Đã có lần ông khẳng định:”Cái giá của nghệ thuật trong xã hội này chỉ tương đối và hữu hạn mà thôi. Vì nghệ thuật đối với giai cấp này, thời đại này, xứ sở này thì cho là có giá trị, đối với giai cấp khác, thời đại khác, xứ sở khác thì chả ra gì”[1-34]. Ý kiến của Hải Triều tuy chưa được triển khai một cách đầy đủ và cụ thể, nhưng trong nội dung cốt lõi của nó đã chứng tỏ một cái nhìn đúng đắn và sâu sắc của ông về một phương diện nữa của tiếp nhận. Đó là
đang nạp các trang xem trước