Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Logic Học chương đại cương về logic học
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Logic Học chương đại cương về logic học - Tính qui luật trong sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Đây chính là Lôgíc của sự vật, Lôgíc khách quan. - Tính qui luật trong tư tưởng. | Chương I ĐẠI CƯƠNG VỀ LÔGÍC I- ĐỐI TƯỢNG CỦA LÔGÍC HỌC. 1- Thuật ngữ lôgíc. Thuật ngữ Lôgíc được phiên âm từ tiếng nước ngoài Logic Tiếng Anh Logique Tiếng Pháp thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hilạp là Logos có nghĩa là lời nói tư tưởng lý tính qui luật v.v. Ngày nay người ta thường sử dụng thuật ngữ Lôgíc với những nghĩa sau - Tính qui luật trong sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Đây chính là Lôgíc của sự vật Lôgíc khách quan. - Tính qui luật trong tư tưởng trong lập luận. Đây chính là Lôgíc của tư duy Lôgíc chủ quan. - Khoa học nghiên cứu về tư duy tiếp cận chân lý. Đây chính là Lôgíc học. 2- Tư duy và các đặc điểm của nó. Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não người quá trình đó diễn ra từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Lê- nin . Trực quan sinh động tức nhận thức cảm tính là giai đoạn xuất phát của quá trình nhận thức. Nhận thức cảm tính diễn ra dưới 3 hình thức cơ bản cảm giác tri giác biểu tượng. Những hình ảnh do nhận thức cảm tính đem lại là nguồn gốc duy nhất của sự hiểu biết của chúng ta về thế giới bên ngoài. Tuy nhiên nhận thức cảm tính mới chỉ cung cấp cho ta tri thức về những biểu hiện bề ngoài của sự vật. Để có thể phát hiện ra những mối liên hệ nội tại có tính qui luật của chúng cần phải tiến đến tư duy trừu tượng khái niệm phán đoán suy luận giải thuyết v.v. . Với tư duy trừu tượng con người chuyển từ nhận thức hiện tượng đến nhận thức bản chất từ nhận thức cái riêng đến nhận thức cái chung từ nhận thức các đối tượng riêng đến nhận thức mối liên hệ và các qui luật phát triển của chúng. Tư duy trừu tượng hay gọi tắt là tư duy chính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức. Tư duy là sự phản ánh thực tại một cách gián tiếp. Khả năng phản ánh thực tại một cách gián tiếp của tư duy được biểu hiện ở khả năng suy lý kết luận lôgíc chứng minh của con người. Xuất phát từ chỗ phân tích những sự kiện có thể tri giác được một cách trực tiếp nó cho phép nhận thức được những gì không thể tri giác được