Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY BÁCH XANH (CALOCEDRUS MACROLEPIS) BẰNG CHỈ THỊ RAPD VÀ cpSSR "
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bách xanh (Calocedrus macrolepis) là loài cây thân gỗ, thân thẳng, phân cành sớm và phân tán rộng. Bách xanh phân bố ở vùng núi đá vôi phía Bắc và vùng núi đất phía Nam, trong các cánh rừng nguyên sinh rậm thường xanh hỗn giao nhiệt đới gió mùa núi thấp và ở độ cao 800-1500m trên mặt biển. Bách xanh là loài cây có khả năng cho nhựa giống như các loài cây cho tinh dầu khác, do vỏ có nhiều ống dẫn nhựa lớn, nhựa có mùi tinh dầu xá xị rất thơm, gỗ màu. | MÓI QUAN HỆ DI TRUYỀN TẬP ĐOÀN GIÓNG CÂY BÁCH XANH CALOCEDRUS MACROLEPIS BẰNG CHỈ THỊ RAPD VÀ cpSSR Vũ Thị Thu Hiền Đinh Thị Phòng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Lê Anh Tuấn Phí Hồng Hải Trung tâm NC Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. MỞ ĐẦU Bách xanh Calocedrus macrolepis là loài cây thân gỗ thân thẳng phân cành sớm và phân tán rộng. Bách xanh phân bố ở vùng núi đá vôi phía Bắc và vùng núi đất phía Nam trong các cánh rừng nguyên sinh rậm thường xanh hỗn giao nhiệt đới gió mùa núi thấp và ở độ cao 800-1500m trên mặt biển. Bách xanh là loài cây có khả năng cho nhựa giống như các loài cây cho tinh dầu khác do vỏ có nhiều ống dẫn nhựa lớn nhựa có mùi tinh dầu xá xị rất thơm gỗ màu vàng nhạt vân có màu vàng nâu gỗ rất cứng và chứa nhiều tinh dầu có giá trị cao trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và gia dụng. Cũng giống như hầu hết các loài cây đặc hữu khác việc đánh giá đa dạng quần thể di truyền mới chỉ tập trung vào một số đặc điểm hình thái đặc biệt là cơ quan sinh sản. Nhận dạng bằng hình thái đôi khi bị hạn chế vì phụ thuộc vào trạng thái mẫu thu nhận được. Trong vài năm trở lại đây việc ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử dựa trên phân tích RFLP AFLP RAPD SSR .để đánh giá mức độ di truyền đã được áp dụng trên nhiều đối tượng cây trồng ở nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới và Việt Nam Kim et al. 2006 Mace et al. 1999 Powell et al. 1996 Đinh thị Phòng et al. 2004 Nguyễn Thị Hạnh 2005 . Trong đó kỹ thuật RAPD Random Amplified Polymorphic DNA hay được sử dụng vì kỹ thuật này tương đối đơn giản dễ thực hiện mà có hiệu quả Ferreira et al. 1997 William et al. 1990 còn chỉ thị genome lục lạp mang tính bảo thủ di truyền cao nên thường sử dụng để nhận dạng các loài mới. Công trình này đề cập đến kết quả Phân tích mối quan hệ di truyền tập đoàn giống cây bách xanh bằng chỉ thị RAPD và genome lục lạp giúp cho công tác bảo tồn và tái tạo nguồn gen quý hiếm của Việt Nam. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu gồm 20 mẫu lá bách xanh do Trung tâm Nghiên cứu Giống