Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 3
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bàn về Tinh thần pháp luật ( De L'esprit des Lois ) - viên ngọc sáng trong kho tàng lý luận về khoa học pháp lý cũng như triết học và nhiều môn khoa học xã hội khác của nhân loại, là tác phẩm đồ sộ nhất và cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của người tiên phong cho phong trào Khai sáng Pháp Charles Louis Montesquieu. Đây chính là nơi ông thể hiện một cách sâu sắc toàn bộ tư tưởng của mình. Thành tựu to lớn nhất của Bàn về Tinh thần pháp luật chính là tư. | Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 3 Charles Louis Montesquieu 1689 - 1755 Bàn về Tinh thần pháp luật De L esprit des Lois - viên ngọc sáng trong kho tàng lý luận về khoa học pháp lý cũng như triết học và nhiều môn khoa học xã hội khác của nhân loại là tác phẩm đồ sộ nhất và cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của người tiên phong cho phong trào Khai sáng Pháp Charles Louis Montesquieu. Đây chính là nơi ông thể hiện một cách sâu sắc toàn bộ tư tưởng của mình. Thành tựu to lớn nhất của Bàn về Tinh thần pháp luật chính là tư tưởng phân chia quyền lực bởi vậy khi nhắc đến Bàn về Tinh thần pháp luật là người ta nghĩ ngay đến tư tưởng phân quyền và bởi sự xuất sắc của Montesquieu trong tác phẩm kinh điển này mà khi nhắc đến tư tưởng phân quyền người ta cũng sẽ nghĩ ngay đến Bàn về Tinh thần pháp luật. Tư tưởng này của Montesquieu được tập trung thể hiện trong quyển 11 chương 6 Hiến pháp nước Anh mà ta có thể dễ dàng nhận ra nhiều sự tiếp thu kết nối với tư tưởng phân quyền của Locke trong Khảo luận thứ hai về chính quyền. Ngay từ dòng đầu tiên của chương này Montesquieu đã khẳng định Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực quyền lập pháp quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự. Với quyền lực thứ nhất nhà vua hay pháp quan làm ra các thứ luật cho một thời gian hay vĩnh viễn và huỷ bỏ hay sửa đổi các luật này. Với quyền lực thứ hai nhà vua quyết định việc hoà hay chiến gửi đại sứ đi các nước thiết lập an ninh đề phòng xâm lược. Với quyền lực thứ ba nhà vua hay pháp quan trừng trị tội phạm phân xử tranh chấp giữa các cá nhân. Người ta sẽ gọi đây là quyền tư pháp vì trên kia là quyền hành pháp quốc gia 1 . Ta có thể nhận ra ngay sự tiến bộ hơn hẳn trong tư tưởng phân quyền của Montesquieu so với tư tưởng của Locke khi đã tách quyền lực xét xử - quyền tư pháp ra độc lập với các thứ quyền lực khác. Theo Montesquieu một nhà nước tự do hoàn hảo là một nhà nước mà ba thứ .