Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cơ sở khoa học môi trường
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
M ôi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, 2005). Từ định nghĩa tổng quát này, các khái niệm về môi trường còn được hiểu theo các nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung lại không nằm ngoài nội dung của định nghĩa kinh điển trong Luật Bảo vệ Môi trường | Trong một quốc gia, cơ cấu năng lượng tùy thuộc trình độ phát triển kinh tế và khả năng công nghệ khai thác tài nguyên. Thí dụ ở Hoa Kỳ trước năm 1900 năng lượng khai thác chủ yếu từ gỗ, củi sau đó chuyển dần sang than đá. Vào khoảng 1920 dầu mỏ được khai thác với quy mô lớn, và tiếp đó vào khoảng 1940 việc khai thác khí đốt phát triển mạnh mẽ. Do vậy, gỗ củi không còn được dùng, than đá giữ nguyên tình trạng sử dụng như các năm 1910, 1930, dầu hỏa và khí đốt trở thành nguyên liệu chính. Năng lượng hạt nhân được khai thác với quy mô lớn vào đầu thập kỷ 1970. Vào đầu thập kỷ 1980, 42,5% tổng năng lượng ở Hoa Kỳ do dầu hỏa cung cấp,25% do khí đốt, 22,5% do than, 10% còn lại do thủy điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và các nguồn khác. 42% năng lượng sản xuất ra được cung cấp cho công nghiệp, 25% cho giao thông vận tải, 33% cho xây dựng và các ngành hoạt động khác. Hiện nay một số nước như Pháp, Nhật Bản sản xuất năng lượng điện chủ yếu từ các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó Đức, Trung Quốc thì dựa vào dự trữ than có sẵn trong nước. Nhìn chung, mỗi loại nguồn năng lượng đều có nhược điểm riêng của mình. Do đó mỗi quốc gia cần có một hệ thống nguồn năng lượng hoạt động kết hợp và bổ sung cho nhau, tạo nên một cơ cấu hợp lý về năng lượng. Tỷ lệ các nguồn năng lượng ở các quốc gia có nền kinh tế khác nhau trên thế giới được trình bày trong hình.