Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tổ chức vận chuyển hành khách du lịch bằng đường sắt - Chương 4
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu tham khảo giáo trình môn học " Tổ chức vận chuyển hành khách du lịch bằng đường sắt " Chương 4 Du lịch đường sắt cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần thiết trong lĩnh vực ổ chức vận chuyển hành khách du lịch bằng đường sắt quốc gia và đô thị, công tác phục vụ hành khách du lịch đường sắt | Chương IV DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT IV.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH IV.1.1. Khái niệm du lịch Trước thế kỷ XIX du lịch chỉ là hiện tượng nhỏ lẻ của một số ít người thuộc tầng lớp trên. Đến đầu thế kỷ XX du lịch được coi là một hoạt động kinh doanh nằm ngoài lề của nền kinh tế nhằm làm phong phú thêm nhận thức của con người. Khi đó du lịch được hiểu là hiện tượng những người đến 1 nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó những người này phải tiêu tiền mà họ kiếm được từ nơi khác. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II khi dòng khách du lịch ngày càng đông việc giải quyết nhu cầu ăn ở giải trí đã trở thành cơ hội kinh doanh từ góc độ đó du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một hoạt động kinh tế du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và những công việc phối hợp nhau nhằm thoả mãn các yêu cầu của khách du lịch. Du lịch ngày càng phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng gắn bó và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Với góc độ này du lịch được coi là một ngành công nghiệp với toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ hàng hoá để tạo thành sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. Đối với ngành Du lịch học khái niệm du lịch phản ánh các mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu xu hướng và các quy luật phát triển của nó vậy du lịch là tổng thể của những hiện tượng và mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch những nhà kinh doanh du lịch chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Như vậy có thể thấy rằng khái niệm du lịch thay đổi qua các thời kỳ phát triển khác nhau phù hợp với những tác động mà du lịch mang lại đối với nền KTQD với xã hội và quá trình giao lưu hợp tác giữa các vùng các quốc gia. Lợi ích mà du lịch mang lại rất to lớn thể hiện cụ thể trên các