Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
SỰ KHÁC BIỆT VỀ QUẢN TRỊ CÁC BON Ở CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP MỚI

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tóm tắt Các hệ thống quản trị các bon mới thiết lập gần đây ở các quốc gia Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ rất khác nhau. Sự khác nhau chủ yếu do quản trị các bon thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM). Tác động về chính sách và thể chế được trông đợi là giống nhau ở các nền kinh tế mới nổi áp dụng cơ chế CDM vì công cụ thị trường chủ yếu do các công ty phương Tây khởi xướng và do Ban điều hành quốc tế CDM quản lý. Tuy nhiên, qua phân. | Varieties of Carbon Governance in Newly Industrializing Countries Harald Fuhr and Markus Lederer The Journal of Environment Development 2009 18 327. Published by SAGE. SỰ KHÁC BIỆT VỀ QUẢN TRỊ CÁC BON Ở CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP MỚI Người dịch Trần Chí Trung và Lê Đức Minh Tóm tắt Các hệ thống quản trị các bon mới thiết lập gần đây ở các quốc gia Brazil Trung Quốc và Ân Độ rất khác nhau. Sự khác nhau chủ yếu do quản trị các bon thông qua cơ chế phát triển sạch CDM . Tác động về chính sách và thể chế được trông đợi là giống nhau ở các nền kinh tế mới nổi áp dụng cơ chế CDM vì công cụ thị trường chủ yếu do các công ty phương Tây khởi xướng và do Ban điều hành quốc tế CDM quản lý. Tuy nhiên qua phân tích các bên liên quan chính sự tương tác giữa các bên phản hồi về mặt thể chế và hiệu quả của CDM ở các thị trường CDM ở Brazil Trung Quốc và Ân Độ cho thấy có sự khác biệt lớn liên quan đến sở hữu của các cơ quan nhà nước. Sự khác biệt giữa các hệ thống quản trị các bon rất đáng quan tâm theo quan điểm lý thuyết và cho thấy hiểu biết về các hình thức quản trị môi trường các nước công nghiệp mới còn hạn chế. Bên cạnh đó phát hiện từ phân tích này cũng có ý nghĩa chính trị trong việc hỗ trợ phổ biến các chỉ trích về CDM. Từ khóa CDM - Cơ chế phát triển sạch quản trị các bon Trung Quốc Ân Độ Brazil Giới thiệu Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu tuy nhiên việc thực thi các giải pháp và cách thức giải quyết các vấn đề các bon thường được thực hiện ở mức quốc gia và địa phương. Điều này không chỉ đúng với phương thức thích nghi adaptation mà còn với cả phương thích giảm thiểu mitigation với tác động của biến đổi khí hậu khi mà cấp độ toàn cầu được cho là có tầm quan trọng. Trong số đặc biệt này chúng tôi sẽ phân tích các cấu trúc về thể chế ở các nền công nghiệp mới nổi. Bài phân tích sẽ trình bày các trường hợp nghiên cứu về quản trị các bon ở Brazil Trung Quốc và Ân Độ do cả 3 nước này đã đóng góp vào sự giảm thiểu khí nhà kính thông qua một công cụ quản trị các bon cụ thể Cơ chế