Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo khoa học " DẦM BÊ TÔNG ỨNG SUẤT TRƯỚC CĂNG SAU KHÔNG BÁM DÍNH CHỊU TẢI TRỌNG PHÂN BỐ ĐỀ "
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cốt thép căng không bám dính trong kết cấu bêtông ứng suất trước có thể dịch chuyển tự do dọc theo trục của nó. Do đặc điểm này nên việc tính toán kết cấu bêtông ứng suất trước không bám dính là một bài toán phức tạp. Các tiêu chuẩn thiết kế đã sử dụng phương pháp thực nghiệm để giải quyết bài toán này. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự làm việc của dầm bêtông ứng suất trước căng sau không bám dính chịu uốn với tải trọng phân bố đều. Kết quả chính của. | DẦM BÊ TÔNG ỨNG SUẤT TRƯỚC CĂNG SAU KHÔNG BÁM DÍNH CHỊU TẢI TRỌNG PHÂN BỐ ĐỀU PGS. TS. NGUYỄN TIẾN CHƯƠNG Viện KHCN Xây dựng 1. Mở đầu Cốt thép căng không bám dính trong kết cấu bêtông ứng suất trước có thể dịch chuyển tự do dọc theo trục của nó. Do đặc điểm này nên việc tính toán kết cấu bêtông ứng suất trước không bám dính là một bài toán phức tạp. Các tiêu chuẩn thiết kế đã sử dụng phương pháp thực nghiệm để giải quyết bài toán này. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự làm việc của dầm bêtông ứng suất trước căng sau không bám dính chịu uốn với tải trọng phân bố đều. Kết quả chính của nghi ên cứu là công thức xác định ứng suất giới hạn trong cốt thép trong dầm bêtông ứng suất trước căng sau không bám dính chịu tải trọng phân bố đều và hệ phương trình để xác định cường độ chịu uốn của dầm. 2. Sơ đồ nghiên cứu Trong 1 2 đã xem xét sự làm việc của cốt thép căng trong dầm bêtông ứng suất trước căng sau khi dầm chịu uốn thuần tuý và chịu tải trọng tập trung và đã nhận được các công thức xác định ứng suất trong cốt thép căng không bám dính tại trạng thái chịu uốn cực hạn ứng với các trường hợp tải trọng nói tr ên. Trong bài báo này sẽ xem xét bài toán tương tự cho trường hợp dầm chịu tải phân bố đều. Hình 1 Sơ đồ dầm chịu tải phân bố đều 3. Tính toán ứng suất giới hạn trong cốt thép căng không bám dính Độ dãn dài tăng thêm của cốt thép căng không bám dính dưới tác dụng của ngoại tải được tính theo công thức sau 1 2 3 I Áỉp J cp x - cpe xy dx 1 0 Trong đó scp x là biến dạng toàn bộ theo phương dọc trục của thớ dầm tại cao độ cốt thép căng còn scpe x là biến dạng theo phương dọc trục của thớ dầm tại cao độ cốt thép căng dưới tác dụng của ứng lực trước hiệu quả Pe. Cũng như trường hợp được xem xét trong 1 2 trong trường hợp này khi dầm đạt trạng thái chịu uốn cực hạn ta có thể chia dầm ra 2 phần có đặc điểm riêng biệt là phần dầm bị nứt M Mcr và phần dầm không bị nứt M Mcr . Giá trị tích phân trong phần dầm không bị nứt có giá trị bé có thể bỏ qua 1 2 3 . Do vậy độ dãn