Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu triết học: " TẠO SỰ HÀI HÒA VỀ LỢI ÍCH GIỮA CÔNG NHÂN VÀ DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự và đang là mối quan tâm của người lao động – vấn đề xử lý mối quan hệ lợi ích giữa công nhân và doanh nhân ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, vấn đề này đang được giải quyết theo hướng tích cực. Bài viết cũng luận chứng một số giải pháp cần thiết nhằm góp phần cải thiện và tạo ra sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa công nhân và doanh nhân | TẠO SỰ HÀI HÒA VỀ LỢI ÍCH GIỮA CÔNG NHÂN VÀ DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VŨ TIẾN DŨNG Bài viết đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự và đang là mối quan tâm của người lao động - vấn đề xử lý mối quan hệ lợi ích giữa công nhân và doanh nhân ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả vấn đề này đang được giải quyết theo hướng tích cực. Bài viết cũng luận chứng một số giải pháp cần thiết nhằm góp phần cải thiện và tạo ra sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa công nhân và doanh nhân. Hiện nay ở nước ta lực lượng sản xuất còn ở trình độ phát triển chưa cao và không đồng đều giữa các ngành vùng thậm chí giữa các đơn vị trong cùng một ngành hay một vùng theo đó quan hệ sản xuất của nước ta cũng được cấu trúc phức tạp tồn tại nhiều thành phần kinh tế cũng như hình thức sở hữu. Mỗi thành phần kinh tế đều được xác định trên cơ sở hình thức sở hữu chi phối và do một giai cấp hoặc tầng lớp xã hội đại diện cho nó. Sự phát triển của kinh tế nhiều thành phần tất yếu dẫn tới sự phân tầng xã hội hay phân hóa giai cấp. Khi đã có sự phân hóa giai tầng thì tất yếu sẽ tồn tại cả sự thống nhất lẫn mâu thuẫn giai cấp. Tiêu biểu cho mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là quan hệ giữa giai cấp công nhân và tầng lớp doanh nhân ở nước ta hiện nay. Đây cũng là vấn đề phức tạp đang được tranh luận khá sôi nổi ở một số diễn đàn khoa học trong nước. Có quan điểm đã cho rằng việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân cũng như kinh tế tư bản nhà nước tất yếu sẽ dẫn tới việc khôi phục tình trạng bóc lột người lao động trong xã hội ta. Cần hiểu thực chất vấn đề này như thế nào Việt Nam đang phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội lời Chủ tịch Hồ Chí Minh vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định chúng ta không đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa mặt khác nước ta chưa phải là một nước đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội - chế độ xã hội mà hiện tượng người bóc lột người

TÀI LIỆU LIÊN QUAN