tailieunhanh - Đề tài triết học " CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ SỰ SÁNG TẠO CỦA KINH TẾ HỌC MÁCXÍT (Tiếp theo kỳ trước) "

Trong phần thứ hai của bài viết, tác giả luận giải một số vấn đề chủ yếu liên quan đến hiện đại hoá kinh tế học ở Trung Quốc, như “Mác học là thể”, “Tây học là dụng”, “Quốc học là gốc”, Đặc biệt, tác giả đã phân tích nhằm làm rõ nền tảng đổi mới của hiện đại hoá kinh tế học cũng như năm động thái cơ bản của hiện đại hoá kinh tế học. | CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ SỰ SÁNG TẠO CỦA KINH TẾ HỌC MÁCXÍT Tiếp theo kỳ trước TRÌNH ÂN PHÚ Trong phần thứ hai của bài viết tác giả luận giải một số vấn đề chủ yếu liên quan đến hiện đại hoá kinh tế học ở Trung Quốc như Mác học là thể Tây học là dụng Quốc học là gốc . Đặc biệt tác giả đã phân tích nhằm làm rõ nền tảng đổi mới của hiện đại hoá kinh tế học cũng như năm động thái cơ bản của hiện đại hoá kinh tế học. 3. Nguyên tắc đổi mới tổng thể việc hiện đại hoá kinh tế học Từ cải cách trở lại đây kinh tế học Trung Quốc đi theo hướng nào luôn là vấn đề nóng hổi trong giới lý luận kinh tế. Đầu năm 1994 trong bài viết Thế kỷ XXI Xây dựng lại kinh tế học Trung Quốc 1 Trình Ân Phú từng đưa ra phán đoán tổng thể về giai đoạn phát triển và viễn cảnh kinh tế học Trung Quốc sau đó đã dấy lên sự tranh luận sôi nổi. Mấy năm gần đây vấn đề này lại được một số học giả đặt ra dưới hình thức làm thế nào để thúc đẩy quốc tế hoá kinh tế học Trung Quốc làm thế nào để thúc đẩy việc Trung Quốc hoá kinh tế học phương Tây. Dưới sự gợi mở của một số vấn đề nêu trên trước mắt giới lý luận lưu hành một số đáp án như Trung Quốc hoá kinh tế học phương Tây kinh tế học Trung Quốc tất yếu phải phương Tây hoá hoặc quốc tế hoá kinh tế học cần tiếp cận với quốc tế kinh tế học phương Tây là kinh tế học hiện đại kinh tế chính trị học không phải là học thuật phương hướng cải cách là kinh tế học mácxít bị kinh tế học phương Tây thay thế quốc tế hoá kinh tế học Trung Quốc chỉ có xuất phát từ lĩnh vực tổ chức nhường cho những con rùa biển phi chủ nghĩa Mác nắm giữ các trường viện . Điều này rất đáng đưa ra để thảo luận. Kinh tế học Trung Quốc với tư cách lý luận trọng yếu làm sáng tỏ sự vận hành và quy luật phát triển của nền kinh tế Trung Quốc đương đại nhất thiết phải thích ứng với những thách thức do môi trường kinh tế quốc tế đương đại đặt ra đối với kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc bắt buộc phải thích ứng với nhu cầu phát triển khoa học kinh tế trong giai đoạn đầu của xã hội chủ nghĩa Trung Quốc. Vì .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN