Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tinh thần cổ súy đạo lý Nho giáo và đạo lí của nhân dân trong văn xuôi những năm đầu thế kỉ XX
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nho giáo khi du nhập vào nước ta đã ít nhiều được cải biến cho phù hợp với thể chế chính trị, cơ cấu xã hội, tâm lí và tính cách người Việt Nam nên ăn sâu vào trong tư tưởng của người dân qua nhiều thế hệ. | Tinh thần cổ súy đạo lý Nho giáo và đạo lí của nhân dân trong văn xuôi những năm đầu thế kỉ XX Nho giáo khi du nhập vào nước ta đã ít nhiều được cải biến cho phù hợp với thể chế chính trị cơ cấu xã hội tâm lí và tính cách người Việt Nam nên ăn sâu vào trong tư tưởng của người dân qua nhiều thế hệ. Có nhiều quan niệm trở thành thứ luật bất thành văn trong xã hội nhất là ở các làng xã như lệ làng phép nước và các thiết chế đạo đức phong kiến như tam cương ngũ thường tam tòng tứ đức . Tư tưởng trung quân ái quốc lí tưởng kinh bang tế thế đã trở thành lí tưởng là ý chí và mục đích phấn đầu suốt đời của các nhà Nho. Như đã nói ở trên tác giả của văn học thời kì này chủ yếu vẫn là các nhà Nho vì thế tinh thần cổ suý cho đạo đức Nho giáo là một trong những nội dung cơ bản được phản ánh khá đậm nét trong văn học. Một trong những cảm hứng mạnh mẽ và chủ đạo của văn xuôi những năm đầu thế kỉ XX là sự ca ngợi một cách nhiệt thành mãnh liệt tư tưởng vì nghĩa và thái độ phê phán tố cáo căm thù chế giễu mỉa mai các hiện tượng phi nghĩa. Nghĩa là một khái niệm của Nho giáo nằm trong cặp phạm trù đạo đức nhân - nghĩa đã có từ ngàn đời nay. Nghĩa thường được biểu hiện bằng hành động và vì thế nhà văn rất chú trọng đến việc xây dựng những tình huống để nhân vật thể hiện tư tưởng vì nghĩa. Nghĩa được thể hiện ở tình cảm của người chồng thương xót người vợ mới cưới đã từng phải chịu những vất vả cực nhọc khi đi làm ở nhà máy sợi và bị tai nạn thảm thương Câu chuyện một tối của người tân hôn - Nguyễn Bá Học . Đó là ý thức trách nhiệm và sự hi sinh bản thân mình vì hạnh phúc của các con của Trần Văn Sửu Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh . Đó là sự hào hiệp rộng rãi và tinh thần xả thân cứu vớt người khốn khổ của Thủ Nghĩa Chúa tầu Kim Quy - Hồ Biểu Chánh . Đó là hành động giữa đường thấy việc bất bằng mà tha của Ngươn Kiệt Một đôi hiệp khách - Nguyễn Chánh Sắt v.v. Với cái nhìn đạo đức các nhà văn xuất thân Nho học thể hiện sự lo lắng ưu tư trăn trở trước sự tha hoá của con người trong