Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
DÒNG DÕI CHÚA NGUYỄN (1600-1802)_9

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

10. Đoan Nam vương Trịnh Tông (1782-1786) Trịnh Tông còn có tên nữa là Trịnh Khải, là con trai đầu của Trịnh Sâm và cung tần Dương Thị Ngọc Hoan, người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà. | DÒNG DÕI CHÚA NGUYỄN 1600-1802 10. Đoan Nam vương Trịnh Tông 1782-1786 Trịnh Tông còn có tên nữa là Trịnh Khải là con trai đầu của Trịnh Sâm và cung tần Dương Thị Ngọc Hoan người làng Long Phúc huyện Thạch Hà. Sâm mất Huệ và Quận Huy lập Cán lên ngôi chúa thì một bề tôi của Trịnh Tông là Dự Vũ dựa vào kiêu binh nổi dậy lập Tông lên ngôi chúa. Nạn kiêu binh hoành hành khắp kinh kỳ dân chúng ngày đêm nơm nớp lo sợ. Tháng 6 năm Bính Ngọ 1786 đang lúc phủ chúa rối ren là thế thì nghĩa quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ với danh nghĩa diệt Trịnh phò Lê kéo ra Bắc Hà. Chống cự lại rất yếu ớt quân Trịnh tan rã bỏ chạy. Tướng Hoàng Phùng Cơ Nguyễn Lệ rút chạy lên phía Bắc. Trịnh Tông mặc nhung phục ngồi voi cầm cờ lệnh chỉ huy quân sĩ nhìn nhau không ai nghe theo. Chúa Trịnh phải một mình bỏ chạy lên Sơn Tây. Chúa gặp được Lý Trần Quán ở xã Hạ Lôi nhờ Quán giúp đỡ. Trần Quán nhờ người học trò là Nguyễn Trang nói dối là giúp tham tụng Bùi Huy Bích lánh nạn. Nguyễn Trang biết đích là chúa Trịnh mà Tây Sơn đang truy lùng liền cùng tay chân bắt Trịnh Tông nộp ngay cho quân Tây Sơn. Trên đường giải đến quân Tây Sơn. Trịnh Tông dùng dao tự tử. Trang đem xác Tông nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ sai người khâm liệm tống táng Trịnh Tông chu đáo rồi bổ dụng Nguyễn Trang làm trấn thủ Sơn Tây tước Tráng liệt hầu. Trần Quán lui về nhà trọ bảo học trò Ta là bầy tôi mà làm lầm lỡ chúa tội chi có chết mới tỏ được với chúa . Xong sai người đào huyệt mặc đủ mũ áo tự nằm vào quan tài nhờ người chôn cất. Trịnh Tông làm chúa chưa được 4 năm thì bị chết thọ 24 tuổi. 11. Án Đô vương Trịnh Bồng 9-1786 đến 9-1787 Trịnh Bồng là con Trịnh Giang bác họ của Trịnh Tông. Lúc đầu Bồng được phong làm Côn luận công. Trịnh Tông thua Trịnh Bồng lánh nạn ở huyện Văn Giang Hải Dương chiêu tập binh mã đợi thời cơ. Khi Nguyễn Huệ cùng anh là Thái Đức Nguyễn Nhạc rút về Nam Trịnh Lệ liền đem quân qua đò Thanh Trì kéo về chiếm lại phủ chúa. Đang đêm Trịnh Lệ cho nổi trống triệu tập triều quan đến bàn việc lập Lệ lên ngôi .