Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
ĐỀ TÀI " ảnh hưởng của việc nuôi ghép cá rô phi đối với sự phát sinh bệnh tôm trong ao nuôi "

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng thuỷ sản có giá trị thương phẩm cao và cũng là đối tượng nuôi quan trọng của một số nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Việt Nam. và Nam Mỹ (Ecuador). Nghề nuôi tôm không chỉ góp phần lớn làm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cho các nước nêu trên mà còn có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống cho người nuôi thủy sản | GIỚI THIỆU Tôm sú Penaeus monodon là đối tượng thuỷ sản có giá trị thương phẩm cao và cũng là đối tượng nuôi quan trọng của một số nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc Ản Độ Thái Lan Philippines Việt Nam. và Nam Mỹ Ecuador . Nghề nuôi tôm không chỉ góp phần lớn làm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cho các nước nêu trên mà còn có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội cải thiện đời sống cho ngườ i nuôi thủy sản. Hiện nay nghề nuôi tôm nước lợ ở nhiều nước trên thế giới đã và đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do môi trường nuôi ô nhiễm và dịch bệnh phát sinh đặc biệt là mô hình nuôi tôm sú thâm canh. Hậu quả là có nhiều vùng nuôi tôm bị thất bại liên tục đã bị bỏ hoang gây nên những tác động nghiêm trọng về kinh tế xã hội. Để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi đặc biệt là mầm bệnh virus đốm trắng WSSV và virus đầu vàng YHV các nhà khoa học đã nghiên cứu đề xuất mô hình nuôi tôm ít thay nước mô hình này đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên do ít thay nước nên chất lượng nước giảm rất nhanh vật chất dinh dưỡng tích lũy về cuối vụ nuôi dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa của các loài tảo Lam tảo Giáp. Khi tảo phát triển quá mức độ trong 25cm và chlorophyll-a 60pg L thường dẫn đến sự biến động của một số yếu tố chất lượng nước pH O2 CO2 NH3. . Hơn nữa tảo thường bị tàn sau khi phát triển quá mức cũng gây nên một số tác động xấu đến tôm như làm giảm hàm lượng oxy tạo nên khí độc. Ngoài ra thành phần loài tảo cũng có ảnh hưởng đến tôm tảo Khuê thường phát triển vào đầu vụ nuôi chúng là thức ăn tốt cho tôm ở giai đoạn nhỏ trong khi tảo Lam và tảo Giáp thường phát triển mạnh ở cuối vụ nuôi chúng tiết độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng kháng bệnh của tôm. Việc khống chế sự phát triển của tảo trong mô hình nuôi tôm ít thay nước rất khó khăn và cũng có vai trò quyết định đến sự thành công của mô hình. Để khống chế sự phát triển của tảo hiện nay người nuôi sử dụng một số biện pháp như dùng chất ức chế quá trình trao đổi chất .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN