Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mất ba tỉnh miền Tây (1867) cuộc kháng chiến chống Pháp lan khắp 6 tỉnh Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tham khảo bài viết 'mất ba tỉnh miền tây (1867) cuộc kháng chiến chống pháp lan khắp 6 tỉnh nam', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Mất ba tỉnh miền Tây 1867 cuộc kháng chiến chống Pháp lan khắp 6 tỉnh Nam Sau hiệp ước 5-6-1862 tình hình Việt nam ngày càng trở nên tồi tệ dân các tỉnh Gia Định Định Tường Biên Hoà bị biến thành thần dân của Na-pô-lê-ông III. Triều đình thì phải lo nộp chiến phí hàng năm cho giặc. Từ Bình Thuận ra Bắc nhân dân càng đói khổ hơn vì thiên tai địch hoạ và vì ách áp bức ngày càng nặng thêm từ phía triều đình. Chính sách thiển cận của nhà nước phong kiến Nguyễn đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa nông dân và binh lính đã lại liên tiếp nổ ra trong khi thực dân Pháp đang mưu mô mở rộng cuộc xâm lăng. Tại Bắc kì năm 1862 Tạ Văn Phụng một người theo đạo Thiên chúa nêu danh nghĩa phù Lê nổi lên ở vùng Quảng Yên bao vây và định đánh chiếm tỉnh thành Hải Dương triều đình phải phái đại quân phối hợp với quân Thanh đánh dẹp. Sau cuộc nổi dậy của Tạ Văn Phụng đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của cai tổng Vàng tức Nguyễn Văn Thịnh ở Bắc Ninh vào tháng 4-1862. Cai Vàng cũng nêu danh nghĩa phù Lê tự phong làm nguyên soái tôn một người tự xưng là dòng dõi nhà Lê làm minh chủ tập hợp nhân dân trong vùng đứng dậy. Nghĩa quân đã đánh chiếm các huyện Lạng Giang Yên Dũng rồi tiếp tục bao vây tỉnh thành Bắc Ninh. Mãi đến cuối năm 1862 toán quân khởi nghĩa của Cai Vàng mới bị đánh tan. Một cuộc sự kiện khác cũng rất đáng chú ý là cuộc nổi dậy của nhân công và binh lính trên công trường xây dựng Khiêm lăng của Tự Đức do anh em Đoàn Trưng Đoàn Hữu Ái Đoàn Tư Trực cầm đầu nổ ra vào tháng 9 năm 1866. Cuộc nổi dậy này vừa mang tính chất một cuộc khởi nghĩa vừa mang tính chất một cuộc đảo chính cung đình phản ánh sự phân hoá sâu sắc trong nội bộ tập đoàn phong kiến nhưng đồng thời cũng phản ánh mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp thống trị. Nó chứng tỏ sự suy yếu từ bên trong của giai cấp phong kiến và sự chán ghét đến cao độ của quần chúng nhân dân đối với triều đình. Cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu nhưng dư âm của nó lại rất dai dẳng và bay rất xa vì .