Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự hình thành và phát triển của thơ hiện đại Trung Quốc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
I. Quá trình hình thành và giai đoạn đầu trong lịch sử phát triển của thơ mới Trung Quốc Thơ ca cổ điển Trung Quốc phát triển đến cuối đời Thanh, hình thức của nó đã không còn thích ứng với nhu cầu của xã hội. | Sự hình thành và phát triển của thơ hiện đại Trung Quốc I. Quá trình hình thành và giai đoạn đầu trong lịch sử phát triển của thơ mới Trung Quốc Thơ ca cổ điển Trung Quốc phát triển đến cuối đời Thanh hình thức của nó đã không còn thích ứng với nhu cầu của xã hội. Thế nên ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặc biệt sau khi cuộc biến pháp Mậu Tuất thất bại đứng trước nhu cầu cải cách Lương Khải Siêu đã hô hào thực hiện cuộc cách mạng trong thơ. Trong Hạ Uy Di du ký viết năm 1899 ông nói Nếu China không thực hiện cuộc cách mạng thơ ca thì e rằng vận mệnh thơ ca sẽ tuyệt. và lúc này chính là thời điểm chín muồi cho việc cải cách . Không chỉ nêu cao ngọn cờ cách mạng thi giới Lương Khải Siêu còn nêu rõ ba tiêu chuẩn mà thơ ca Trung Quốc cần đạt tới ở thế kỷ XX. Đó là thơ cần mang ý cảnh mới tân ý cảnh ý cảnh mới ấy phải được diễn đạt bằng những danh từ thuật ngữ mới tân ngữ cú và điều quan trọng không kém là quyết không được rời bỏ phong cách thơ của người xưa dĩ cổ nhân chi phong cách nhập chi . Cái gọi ý cảnh mới theo Lương Khải Siêu chính là sự cao viễn thâm trầm của lý tưởng lý tưởng chi thâm thuý hoành viễn được thi nhân biểu đạt trong thơ những danh từ thuật ngữ mới chính là những danh từ thuật ngữ có nguồn gốc Âu châu ở đây chúng sẽ đóng vai trò tạo ra tính mới mẻ trong thơ việc chủ trương kế thừa phong cách thơ ca truyền thống chứng tỏ Lương Khải Siêu chỉ chú trọng cải cách về mặt tinh thần tức nội dung của tác phẩm chứ chưa đặt nặng vấn đề cải cách hình thức. Chủ trương cải cách thơ ca của Lương Khải Siêu rõ ràng có phần giống chủ trương độc tích tân giới nhi uyên hàm cổ thanh mở ra thế giới thơ mới nhưng vẫn hàm dưỡng phong cách truyền thống mà Tiền Huyền Đồng đã nêu ra trước đó hơn nữa những quan điểm của Lương Khải Siêu được nêu ra với tư cách một nhà phê bình chứ chưa phải với tư cách một nhà thơ thế nên mớ lý thuyết này thực sự còn tồn tại rất nhiều bất cập. Người đầu tiên đứng từ góc độ nhà thơ đề xướng cách tân thơ ca ở Trung Quốc chính là Hoàng Tôn