tailieunhanh - Đặc điểm địa mạo, hệ thống lòng sông cổ khu vực Thủ đô và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội

Bài viết này là kết quả của một cách nhìn mới trong phân tích, đánh giá đặc điểm địa mạo với sự chú ý đặc biệt đến cách phục dựng những đới biến động và nguyên nhân biến động của các lòng sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ và sông Tô Lịch nhằm phục vụ cho việc xác lập những diện tích có độ ổn định cao trong quy hoạch phát triển và mở rộng Thủ đô. Mời các bạn tham khảo. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUOC TÊ KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VĂN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO HỆ THÔNG LONG SÔNG Cổ KHU VỰC THU ĐÔ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG ĐÔÌ VỚI SỰ PHẤT TRIỂN CỦA KINH ĐÔ THĂNG LONG - HÀ NỘI GS. TS Đào Đình Bắc PGS. TS Đặng Văn Bào Mở đầu Điều kiện địa mạo bao gồm địa hình và các quá trình địa mạo có vai trò hàng đầu trong việc lựa chọn địa điểm cho các công trình xây dựng và luôn được tính đến trong công tác quy hoạch phát triển đô thị. Điều này có thể thấy rõ ngay trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ khi ông chọn khu vực ngã ba sông rộng rãi bằng phẳng cao ráo sáng sủa ít nguy cơ bị lụt lội . làm nơi toạ lạc cho Kinh thành Thăng Long từ cách đây vừa tròn 1000 năm. Việc nghiên cứu địa mạo và đặc biệt là các lòng sông cổ khu vực Thủ đô đã được nhiều nhà khoa học thực hiện với những nhận định nhìn chung giống nhau nhưng với mức độ nông sâu và tầm ứng dụng rất khác nhau. Bài viết này là kết quả của một cách nhìn mới trong phân tích đánh giá đặc điểm địa mạo với sự chú ý đặc biệt đến cách phục dựng những đới biến động chứ không chỉ là tuyến biến động và nguyên nhân biến động của các lòng sông Hồng sông Đáy sông Nhuệ và sông Tô Lịch nhằm phục vụ cho việc xác lập những diện tích có độ ổn định cao trong quy hoạch phát triển và mở rộng Thủ đô. Như một kết quả đi kèm nó cũng đặt ra vấn đề xác định tính xác thực của vị trí cửa vào của sông Tô Lịch sông Nhuệ và sông Đáy. 1. Khái quát về địa hình Về mặt sơn văn Hà Nội có đầy đủ ba nhóm địa hình cơ bản là đồng bằng đồi và núi với cách sắp xếp cao dần ra xung quanh. Phần trung tâm rộng lớn hơn cả là đồng bằng hạ lưu và đồng bằng châu thổ của sông Hồng viền quanh là những dải gò đồi rất thoải của Sóc Sơn Đông Anh ở phía đông bắc ĐB và của Sơn Tây - Ba Vì - Chương Mỹ - Mỹ Đức ở phía tây - nam. Giữ thế nổi trội là địa hình núi ở phía tây - nam trong đó gây ấn tượng đặc biệt là khối núi Ba Vì đột ngột vươn cao tới hơn 1200m đứng sừng sững ngay sát rìa đồng bằng rồi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.