Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " đánh giá ô nhiễm môi trường do việc xả các chất thải từ ao nuôi cá Tra " MS4
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Điều tra cơ bản đã được tiến hành vào tháng 10 và tháng 11 năm 2007 ở thành phố Cần Thơ và vào tháng 2 và tháng 3 năm 2008 tại tỉnh An Giang để đánh giá ô nhiễm môi trường do việc xả các chất thải từ ao nuôi cá Tra có liên quan đến sản xuất nông nghiệp bền vững. Hai huyện của thành phố Cần Thơ là Ô Môn và Thốt Nốt và hai huyện của tỉnh An Giang là Châu Phú và Phú Tân được lựa chọn dựa trên số lượng ao hầm nuôi cá Tra có nhiều tại các nơi. | Ministry of Agriculture Rural Development ỊỆỆl Australian Government w AusAID Báo cáo tiến độ CARD Project 023 06 VIE MS3 BÁO CÁO ĐIỀU TRA CƠ BẢN TẠI CẦN THƠ VÀ AN GIANG 24 tháng 4 năm 2009 1 Điều tra cơ bản đã được tiến hành vào tháng 10 và tháng 11 năm 2007 ở thành phố Cần Thơ và vào tháng 2 và tháng 3 năm 2008 tại tỉnh An Giang để đánh giá ô nhiễm môi trường do việc xả các chất thải từ ao nuôi cá Tra có liên quan đến sản xuất nông nghiệp bền vững. Hai huyện của thành phố Cần Thơ là Ô Môn và Thốt Nốt và hai huyện của tỉnh An Giang là Châu Phú và Phú Tân được lựa chọn dựa trên số lượng ao hầm nuôi cá Tra có nhiều tại các nơi này. Các thông tin ban đầu có liên quan đén kỹ thuật kinh tế-xã hội và môi trường được ghi nhận bằng cách phỏng vấn nông dân và bổ sung bằng các quan sát để đánh giá hoặc kiểm chứng các số liệu. Sau đó qua các tiếp xúc với các cán bộ địa phương để thu thập các thông tin thứ cấp cần thiết. Có hai nhóm nông dân có số lượng bằng nhau được chọn để tiến hành phỏng vấn là nhóm hộ trồng lúa đơn thuần và nhóm hộ nông dân nuôi cá. Tổng số có 240 phiếu phỏng vấn được thu thập để phân tích và đánh giá số liệu. I. Khía cạnh về kinh tế - xã hội Nông dân nuôi cá ở Cần thơ đa số có tuổi đời trẻ hơn những người chuyên canh tác lúa 43 tuổi so với 49 tuổi tuy nhiên sự chênh lệch về tuổi tác lại không thể hiện khi điều tra tại tỉnh An Giang Bảng 1 . Tại tỉnh An Giang hộ nông dân nuôi cá cũng là những người nông dân trước đây canh tác lúa sau này họ chuyển sang nuôi cá để gia tăng thu nhập cho họ. Ngược lại hộ nông dân nuôi cá đa số là dân nhập cư họ đến thuê mướn đất hoặc mua đất của cư dân địa phương điều này giải thích lý do tại sao họ có tuổi đời trẻ hơn và có trình độ học vấn cao hơn hộ nông dân canh tác lúa. Nghề canh tác lúa truyền thống đã có từ lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết nông dân nơi đây có hơn 20 năm kinh nghiệm trong canh tác lúa trong khi ngành thủy sản nước ngọt chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây. Các số liệu về số năm .