Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cảm biến và đo lường Chương 1:KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẢM BIẾN
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cảm biến trong tiếng Anh gọi là “sensor”, xuất phát từ chữ “sense” theo nghĩa la tinh là cảm nhận. Cảm biến được định nghĩa theo nghĩa rộng là thiết bị cảm nhận và đáp ứng với các tín hiệu và kích thích. Trong hệ thống đo lường – điều khiển, mọi quá trình đều được đặc trưng bởi các biến trạng thái: nhiệt độ, áp suất, tốc độ, moment Các biến trạng thái này thường là các đại lượng không điện. . | Tài liệu môn Cảm biến và đo lường Chương 1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẢM BIẾN I. Định nghĩa Cảm biến trong tiếng Anh gọi là sensor xuất phát từ chữ sense theo nghĩa la tinh là cảm nhận. Cảm biến được định nghĩa theo nghĩa rộng là thiết bị cảm nhận và đáp ứng với các tín hiệu và kích thích. Trong hệ thố ng đo lường - điều khiển mọi quá trình đều được đặc trưng bởi các biến trạng thái nhiệt độ áp suất tốc độ moment. Các biến trạng thái này thường là các đại lượng không điện. Tuy nhiên trong các quá trình đo lường - điều khiển thông tin được truyền tải và xử lý dưới dạng điện. Do đó cảm biến được định nghĩa như những thiết bị dùng để biến đổi các đại lượng vật lý và các đại lượng không điện cần đo thành các đại lượng đ iện có thể đo được như dòng điện điện thế điện dung trở kháng v.v. . Trong mô hình mạch điện ta có thể coi cảm biến như một mạch hai cửa. Trong đó cửa vào là biến trạng thái cần đo x và cửa ra là đáp ứng y của bộ cảm biến với kích thích đầu vào x. Kích thích -- 1 .Đáp úng - k. Cảm biên - X y Phương trình quan hệ y f x thường rất phức tạp. Sơ đồ điều khiển tự động quá trình - Bộ cảm biến đóng vai trò cảm nhận đo đạc và đánh giá các thông số hệ thống. - Bộ xử lý làm nhiệm vụ xử lý thông tin và đưa ra tín hiệu điều khiển quá trình. II. Phân loại cảm biến a. Phân loại theo nguyên lý chuyển đổi giữa đáp ứng và kích thích - Vật lý nhiệt điện quang điện điện từ từ điện . - Hóa học hóa điện phổ . - Sinh học sinh điện . b. Phân loại theo dạng kích thích âm thanh điện từ quang cơ nhiệt . c. Phân loại theo tính năng độ nhạy độ chính xác độ phân giải độ tuyến tính. Trang I-1 Tài liệu môn Cảm biến và đo lường d. Phân loại theo phạm vi sử dụng công nghiệp nghiên cứu khoa họ c môi trường thông tin nông nghiệp. e. Phân loại theo thông số của mô hình thay thế - Cảm biến tích cực có nguồn ngõ ra là nguồn áp hoặc nguồn dòng. - Cảm biến thụ động không có nguồn R L C tuyến tính phi tuyến. III. Bộ cảm biến tích cực và thụ động 1. Cảm biến tích cực Bộ cảm biến tích cực có nguồn .