Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945_5
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'chương 2: lịch sử việt nam giai đoạn 1930 đến 1945_5', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương 2 Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 Theo báo cáo của Sở Mật thám Sài Gòn ngày 12 - 12 - 1936 trung bình mỗi tỉnh có trên 150 cuộc họp có cuộc họp đông tới 300 người. Bọn phản động thuộc địa và tay sai ráo riết phá hoại cuộc vận động như đóng cửa báo Dân Quyền. mật tham chủ tỉnh chủ quận theo dõi chặt chẽ các hoạt động ở địa phương gửi báo cáo hằng ngày về văn phòng Thống đốc Nam Kì. Ngày 15 - 9 - 1936 Marius Moutet Bộ trưởng Bộ Thuộc địa gửi điện cho Toàn quyền Đông Dương cho phép dùng mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn cuộc vận động. sau khi có lệnh cấm Đông Dương Đại hội các cuộc khám xét bắt bớ càng được thục dân đẩy mạnh. Tuy nhiên các Ủy ban hành động vẫn tiếp tục thành lập. từ ngày 18 đến 29 - 9 có 130 Ủy ban hành động mới ra đời. Từ tháng 2 - 1937 các Ủy ban hành động ngày càng công khai hóa hoạt động. sau khi biết Ủy ban điều tra của Quốc hội Pháp không sang Đông Dương các Ủy ban hành động lần lượt giải tán. Tuy nhiên các lực lượng này nhân cơ hội đón đặc phái viên của Chính phủ Pháp Justin Godart và toàn quyền Brevie sang nhận chức ở Đông Dương thời gian sau đó tiếp tục động viên tổ chức quần chúng đấu tranh. Ở Bắc Kì những người cộng sản ở Hà Nội đã sử dụng tờ báo Hồn Trẻ làm công cụ tuyên truyền cho cuộc vận động Đông Dương Đại hội theo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ủy ban lâm thời chi nhánh Đông Dương Đại hội được thành lập. Ủy ban hành động xuất hiện ở nhiều tỉnh như Hà Nội Nam Định Bắc Ninh Ninh Bình Phúc Yên Thái Bình. Sau đó các Ủy ban hành động ngừng hoạt động vì bị bọn phản động đàn áp. Ở Trung Kỳ phong trào hưởng ứng Đông Dương đại hội chậm hơn các nơi khác phong trào hạn chế vì bị chings quyền thực dân và bọn phản động phá hoại. tuy vậy Ủy ban lâm thời chi nhánh Trung Kỳ và Ủy ban hành động các tỉnh như Quảng Nam Quảng Trị Quảng Ngãi Đà Nang vẫn được thành lập. ngày 21-9-1936 có lệnh cấm Đông Dương Đại hội toàn Trung Kì phong trào quần chúng đáu tranh hợp pháp chưa được một tháng thì bị chặn đứng. Ở nước ngoài Việt .