Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hồ Chí Minh là một hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử VN và cả lịch sử thế giới: vừa thấu hiểu sâu sắc văn hóa phương Đông, vừa lịch duyệt văn hóa phương Tây, nhưng cả hai đều trên cơ sở nhuần nhuyễn bản sắc văn hóa VN. | Tư tưởng kinh tê của Hô Chí Minh Hồ Chí Minh là một hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử VN và cả lịch sử thế giới vừa thấu hiểu sâu sắc văn hóa phương Đông vừa lịch duyệt văn hóa phương Tây nhưng cả hai đều trên cơ sở nhuần nhuyễn bản sắc văn hóa VN. Lại cũng vì nhuần nhuyễn bản sắc VN và thấu hiểu sâu sắc văn hóa phương Tây đã từng lăn lộn nhiều năm tháng trong nhiều nước phương Tây ông hiểu nó tận tường nên ông đối diện với nó một cách rất tự tin ung dung không chút mặc cảm. Cũng như vậy Hồ Chí Minh tiếp thu học thuyết Mác - Lênin và chủ nghĩa cộng sản từ lập trường một nhà ái quốc để tiếp thu và chắt lọc những giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ Cách mạng Tháng Tám cho tới kháng chiến thắng lợi Hồ Chí Minh là linh hồn của những tư tưởng kinh tế kháng chiến. Có thể kể đến những tư tưởng kinh tế chính của Hồ Chí Minh trong thời kỳ này Cán bộ xã viên hợp tác xã Hồng Tháivà đại biểu nhân dân huyện Ninh Giang phấn khởi chào đón chủ tịch HCM về thăm 15-2-1965 1- Vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Chính tư tưởng này về sau trong thời kỳ đánh Mỹ đã được tiếp tục thực hiện dưới khẩu hiệu vừa chiến đấu vừa sản xuất . 2- Tư tưởng tự lực cánh sinh. VN bước vào cuộc kháng chiến trong tình trạng tứ cố vô thân . Do đó tự lực cánh sinh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Kết quả của tư tưởng đó như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết Ta phải làm tự cấp tự túc dù nó phong tỏa 10 năm 15 năm ta cũng không sợ . 1 Đương đầu trong một cuộc chiến tranh với một nước mạnh như Pháp mà không phải vay mượn trong lúc chính Pháp lại nợ chồng chất. . 2 3- Tư tưởng lấy dân làm gốc. Ở Hồ Chí Minh tư tưởng dân làm gốc được hiểu theo cả hai mặt phải dựa vào dân để phát triển kinh tế và phát triển kinh tế là để phục vụ dân. Chính Hồ Chí Minh đã giải thích mối quan hệ này Dựa vào lực lượng của dân tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân. . 3 Muốn tăng gia sản xuất phải làm thế nào Không phải Chính phủ bỏ 10 -15 triệu để mở nhà máy làm thế này thế khác phải đem hết sức dân tài dân của dân. làm cho dân .