Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luật kinh doanh - Chương 3

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luật hợp đồng ở Việt nam hiện nay nằm rải rác trong nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung trong 3 văn bản pháp luật sau: i) Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 (nội dung của văn bản này tuy đã từng bước quay trở lại với tự do khế ước song vẫn chứa đựng nhiều dấu ấn nặng nề của cơ chế cũ), ii) Bộ luật dân sự 1995, iii) Luật thương mại 2005. | Đối với những vấn đề mà pháp luật chưa quy định cụ thể, giải pháp tối ưu nhất là các bên thoả thuận chi tiết nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Việc không thoả thuận chi tiết đồng nghĩa với sự tiềm ẩn những rủi ro pháp lý. Nếu bên được uỷ thác đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của rmình hoàn toàn không có lỗi trong khi lựa chọn các bên thứ ba để mua bán hàng hoá thì ít có lý do để buộc họ phải chịu trách nhiệm liên đới cho những vi phạm hợp đồng của bên thứ ba. Bên được uỷ thác không phải là người bảo lãnh hay tiếp nhận nghĩa vụ thay cho bên thứ ba, cũng không có trách nhiệm phải bảo đảm rằng bên thứ ba sẽ thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bên được uỷ thác có lỗi, ví dụ: (i) cố ý không nêu tên và địa chỉ của bên thứ ba (vì sợ rằng sau lần chắp nối đầu tiên, trong các giao dịch tiếp theo các bên tự giao kết hợp đồng mà không cần đến dịch vụ trung gian của bên được uỷ thác), (ii) không tuân thủ chỉ dẫn của bên uỷ thác, thì có thể phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các thiệt hại gây ra cho bên uỷ thác.