Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
CHƯƠNG 6: NHỮNG NỀN TẢNG CỦA TĂNG TRƯỞNG
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Từ khi bắt đầu Đổi Mới năm 1986, Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách theo hướng thị trường, hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực nhằm tạo thêm cơ hội cũng như nâng cao khả năng tận dụng các cơ hội cho phát triển kinh tế. Đây chính là tiền đề quan trọng để Việt Nam thu được những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, đưa Việt Nam từ một nước thu nhập thấp sang một nước có thu nhập trung bình thấp | CHƯƠNG 6 NHỮNG NỀN TẢNG CỦA TĂNG TRƯỞNG DẪN NHẬP Từ khi bắt đầu Đổi Mới năm 1986 Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách theo hướng thị trường hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực nhằm tạo thêm cơ hội cũng như nâng cao khả năng tận dụng các cơ hội cho phát triển kinh tế. Đây chính là tiền đề quan trọng để Việt Nam thu được những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đưa Việt Nam từ một nước thu nhập thấp sang một nước có thu nhập trung bình thấp. Một thách thức lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là làm sao duy trì được tăng trưởng nhanh bền vững. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007 đã cho thấy nền kinh tế Việt Nam dễ tổn thương hơn trước những biến động của thị trường thế giới. Đặc biệt quá trình này làm bộc lộ rõ hơn những điểm yếu cố hữu của nền kinh tế Việt Nam. Đó là mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào sự bành trướng đầu tư công và tín dụng đồng tiền dễ dãi việc mở rộng các yếu tố đầu vào như vốn lao động trong khi hiệu quả sử dụng nguồn lực lại chậm được cải thiện. Trong bối cảnh ấy chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát trong thời gian vừa qua dù ngụ ý hay công khai thể hiện sự chấp nhận đánh đổi tăng trưởng kinh tế giảm trong ngắn hạn không cản trở tư duy hướng tới tăng trưởng nhanh bền vững. Việt Nam đang đứng trước cả cơ hội và áp lực để tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả bền vững hơn. Chính vì vậy việc xem xét lại nguồn gốc và rộng hơn là những nền tảng của tăng 233 trưởng kinh tế là một nội dung cần thiết để có tư duy chính sách thích hợp trong thời gian tới. TĂNG TRƯỞNG VÀ NHỮNG NỀN TẢNG CỦA TĂNG TRƯỞNG Tăng trưởng kinh tế là điểm khởi đầu của phát triển xét cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ở đây tăng trưởng kinh tế được hiểu là việc tạo ra nhiều của cải hơn nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường dựa trên các chỉ số Tổng sản phẩm trong nước GDP và hoặc Tổng sản phẩm quốc gia