Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chợ phiên Thăng Long - Hà Nội xưa và nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chợ là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, nơi hiển thị đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc nhất đời sống của một vùng, miền. Chợ Hà Nội xưa Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ, có nghĩa là vào thời đó Hà Nội - chính tên là Thăng Long, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, là thị trường lớn nhất Việt Nam ngày ấy. | Chợ phiên Thăng Long - Hà Nội xưa và nay Thứ Ba 20 07 2010 10 40 SA Lượt xem 474 Chợ là trung tâm giao lưu kinh tế văn hóa xã hội nơi hiển thị đầy đủ rõ ràng và sâu sắc nhất đời sống của một vùng miền. Chợ Hà Nội xưa Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ có nghĩa là vào thời đó Hà Nội - chính tên là Thăng Long là nơi hội tụ các ngành nghề là nơi họp chợ là thị trường lớn nhất Việt Nam ngày ấy. Mà chợ Thăng Long thì bao gồm một mạng lưới thương nghiệp lớn nhỏ rải rác khắp đô thành. Mật độ chợ dày đặc nhất là chốn mà nay ta gọi khu phố cổ. Một phiên chợ Bưởi xưa Chợ ở Hà Nội cổ đã xuất hiện từ rất sớm. Năm 1035 Vua nhà Lý mở chợ Tây nhai với hành lang dài ở vào quãng chợ Ngọc Hà . Cũng thời gian này Vua Thái Tông cho mở chợ về Cửa Đông quãng phố Hàng Buồm ngày nay hàng quán chen chúc sát đến bên đền Bạch Mã rất huyên náo. Trong thế kỷ 17-18 mạng lưới chợ ở Thăng Long đã phát triển mạnh mẽ. Vì là nơi đô hội tụ tập đông người có nhiều phố xá nên mật độ các chợ ở đây dày đặc hơn ở các nơi khác nhất là tại khu 36 phố phường buôn bán tập trung. Riêng ở khu buôn bán trung tâm theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đã kể ra tám chợ lớn đó là chợ Cửa Đông chợ Cửa Nam chợ Huyện chợ Đình Ngang chợ Bà Đá chợ Văn Cử chợ Bác Cử và chợ Ông Nước. Đến thế kỷ 19 theo Đại Nam thống nhất chí Thăng Long có thêm chợ Mới quãng phố Hàng Chiếu chợ Đông Thành quãng phố Hàng Vải-hàng Gà chợ Yên Thọ Ô Cầu Dền chợ Yên Thái Bưởi . Địa điểm họp chợ Cũng như ở các địa phương khác các chợ ở Thăng Long - Hà Nội thường được lập nên ở những nơi công cộng thuận tiện cho việc giao thông đi lại trao đổi buôn bán nhìn chung chợ thường được họp ở các cửa ô cửa thành và bờ sông bờ kênh. Cửa ô là nơi dân chúng thuộc các làng xã phụ cận mang hàng hóa vào Kinh thành trao đổi với khối dân chúng nội thị. Trong đó có một số chợ đặt địa điểm tại các cửa ô như các chợ Yên Thái Bưởi chợ Dịch Vọng Ô Cầu Giấy chợ Cầu Dừa Ô Chợ Dừa chợ Yên Thọ Ô Cầu Dền . Cửa thành là nơi ra vào trao đổi thường xuyên giữa khối quan .