Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 1
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
LỜI NÓI ĐẦU Từ năm 1991 Ngành Lâm nghiệp Việt Nam đang từng bước đổi mới từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội (LNXH). Chấp nhận mọi thành phần kinh tế tham gia vào quản lý và phát triển rừng, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng. | ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI Chủ biên TS. LÊ SỸ TRUNG - ThS. NGUYỄN VĂN MẠN - ThS. ĐẶNG THỊ THU HÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ Sự THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI SÁCH CHUYÊN KHẢO DÙNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ NÔNG LÂM KẾT HỢP NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2007 LỜI NÓI ĐẦU Từ năm 1991 Ngành Lâm nghiệp Việt Nam đang từng bước đổi mới từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội LNXH . Chấp nhận mọi thành phần kinh tế tham gia vào quản lý và phát triển rừng đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng. Đây là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu tạo ra một diện tích rừng đủ lớn quản lý bền vững bảo tồn đa dạng sinh học góp phần xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống của người dân địa phương. Tuy nhiên đối với phát triển Lâm nghiệp xã hội còn nhiều bất cập hạn chê do thiếu kiên thức kỹ năng phương pháp tiếp cận thực hiện chính sách chưa đồng bộ . Để giúp cho cán bộ làm công tác ở địa phương có tài liệu tham khảo trong phổ cập và phát triển lâm nghiệp Khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ lâm nghiệp xã hội giai đoạn II 1998 -2004 đã triển khai nhiều thử nghiệm về xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng phát triển công nghệ có sự tham gia. Các thử nghiệm này đã đem lại kết quả nhất đinh được cộng đồng chấp nhận. Để khuyên cáo và nhân rộng kết quảđó nhóm nghiên cứu xin giới thiệu cuốn sách Phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong phát triển lâm nghiệp xã hội . Nội dung cuốn sách gồm 4 phần chính do các các tác giả biên soạn như sau PGS.TS. Đặng Kim Vui -Chủ biên trực tiếp biên soạn Phần 1 Giới thiệu chung và Phần 3 Phương pháp tiếp cận LNXH. ThS. Nguyễn Văn Mạn biên soạn Phần 2 Giới thiệu về LNXH. TS. Lê Sỹ Trung ThS. Đặng Thị Thu Hà biên soạn Phần 4 Kết quả áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong phát triển LNXH cấp thôn bản. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với độc giả và