tailieunhanh - Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 2

Từ khái niệm trên đây về LNXH, có thể nhận thấy rằng: LNXH là các hoạt động liên quan đến việc huy động mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia vào bảo vệ tài nguyên rừng cụ thể như bảo đảm được sự vững bền của sản xuất lâm nghiệp, gia tăng năng suất rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi chức năng của các lưu vực đồng thời phải đem lại công bằng xã hội,. Phát triển con người là vấn đề trung tâm của LNXH. Muốn bảo vệ được tài nguyên rừng có. | Từ khái niệm trên đây về LNXH có thể nhận thấy rằng LNXH là các hoạt động liên quan đến việc huy động mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia vào bảo vệ tài nguyên rừng cụ thể như bảo đảm được sự vững bền của sản xuất lâm nghiệp gia tăng năng suất rừng bảo tồn đa dạng sinh học phục hồi chức năng của các lưu vực đồng thời phải đem lại công bằng xã hội . Phát triển con người là vấn đề trung tâm của LNXH. Muốn bảo vệ được tài nguyên rừng có hiệu quả lâu dài trước hết phải bảo vệ con người. Do vậy vấn đề quan tâm đầu tiên của LNXH là phải tìm ra các giải pháp nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân từ nguồn tài nguyên rừng. Giải quyết bằng được các nhu cầu này sẽ gắn lợi ích sống còn của nhân dân với tài nguyên rừng. Việc gắn lợi ích của người dân với tài nguyên rừng sẽ là động lực kích thích người dân tham gia vào bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Nâng cao đời sống của nhân dân là mục tiêu của LNXH và người dân chính là chủ thể của mọi hoạt động trong LNXH. Thông qua các hoạt động của LNXH không những chỉ bảo vệ phát triển và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng mà còn bảo vệ được môi trường sinh thái tạo ra công ăn việc làm nâng cao đời sống cho người nghèo tạo ra công bằng xã hội giảm bớt sự phân hoá giữa người giàu và người nghèo. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển LNXH ta thấy sự xuất hiện quan điểm LNXH trong thập niên 70 xuất phát từ hai nhân tố cơ bản là Khủng hoảng năng lượng của người nghèo và Sa mạc hoá người ta tập trung xây dựng những khoảnh rừng làng xã như là sở hữu công cộng cần được quản lý vì lợi ích của cộng đồng địa phương. Cách tiếp cận này không đem lại thành công như mong muốn vì sự tranh chấp quyền lợi của nhân dân địa phương và thiếu sự công bằng trong sự tham gia FAO 1985 . Các nhà lập kế hoạch chú ý nhiều hơn đến trồng cây do các nông hộ thực hiện. Cách tiếp cận này cho những hậu quả không như mong muốn về mặt xã hội người dân nghèo không có đất thua thiệt trong tiếp cận tài nguyên như thời gian trước. Cuối .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN