Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
LÀM SAO ĐỂ KHÔNG CÒN HÔI MIỆNG

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

“Lần ấy, khi khám bệnh cho một nữ bệnh nhân mắc bệnh hôi miệng, tôi đã cảm nhận được nỗi đau khổ của người mắc bệnh này. Sau khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tôi hứa cố gắng điều trị trong một thời gian ngắn để cô khỏi bệnh. Cô không tin đó là sự thật .Cô cho biết đã từng có ý định tự tử vì căn bệnh này. Là một cô giáo nhưng học sinh lại luôn bịt mũi mỗi khi nói chuyện với cô. Mới đây, người yêu cô cũng nói lời chia tay mà. | LÀM SAO ĐỂ KHÔNG CÒN HÔI MIỆNG “Lần ấy, khi khám bệnh cho một nữ bệnh nhân mắc bệnh hôi miệng, tôi đã cảm nhận được nỗi đau khổ của người mắc bệnh này. Sau khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tôi hứa cố gắng điều trị trong một thời gian ngắn để cô khỏi bệnh. Cô không tin đó là sự thật .Cô cho biết đã từng có ý định tự tử vì căn bệnh này. Là một cô giáo nhưng học sinh lại luôn bịt mũi mỗi khi nói chuyện với cô. Mới đây, người yêu cô cũng nói lời chia tay mà không một lời giải thích” - bác sĩ Võ Văn Tự Hiến, Trưởng Khoa Implant Viện Răng Hàm Mặt TPHCM, kể lại nỗi đau khổ của một người mắc bệnh hôi miệng mà ông từng gặp. Bệnh do nhiều nguyên nhân Theo bác sĩ Tự Hiến, bệnh hôi miệng không gây đau đớn nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, cuộc sống bệnh nhân. Rất nhiều người đau khổ, mặc cảm khi biết mình mắc bệnh. Thực ra hôi miệng không phải là bệnh khó điều trị nhưng vấn đề quan trọng là nhiều người mắc bệnh lại không biết mình mắc bệnh, ngay cả khi biết bệnh họ cũng mắc cỡ không đi khám. Phần lớn bệnh nhân không tự phát hiện bệnh mà nhờ vào nhận xét của người chung quanh. Bác sĩ Tự Hiến cho biết bệnh hôi miệng có nhiều nguyên nhân, do nguyên nhân trong miệng hoặc ngoài miệng. Nguyên nhân trong miệng là do vệ sinh răng miệng kém, thức ăn bám vào miệng, chải răng không kỹ, răng nghiêng lệch, sâu răng, hàm giả ép không tốt làm thức ăn đọng lại gây mùi hôi, bệnh nha chu, khô miệng (nước bọt là yếu tố quan trọng làm sạch miệng, khi khô miệng, nước bọt ít sẽ làm vi khuẩn phát triển gây hôi miệng). Nguyên nhân ngoài miệng như viêm xoang, viêm phổi, bệnh gan, thận, tiểu đường, ung thư giai đoạn hoại tử đều có thể gây hôi miệng. Tùy nguyên nhân gây bệnh mà thầy thuốc có cách điều trị phù hợp. Nước súc miệng chỉ là giải pháp tạm thời Hiện nay thị trường có nhiều loại nước súc miệng quảng cáo có tác dụng làm mất mùi hôi trong miệng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hiến, phần lớn những loại nước này chỉ có tác dụng trong vài chục phút. Vì vậy, những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ có bệnh hôi miệng nên đến các cơ sở nha khoa để được xác định, tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị. Hiện nay, tại Viện Răng Hàm Mặt TP. HCM và một số cơ sở y tế có máy đo hôi miệng. Khi kiểm tra, bệnh nhân sẽ đưa ống vào miệng để hút hơi thở sau đó máy sẽ định lượng những vi chất, hợp chất gây mùi hôi. Theo Dân Trí Để tìm hiểu thêm các bạn có thể vào trang http://nhathuocgiatruyen.vn Tại đây bạn có thể nói chuyện, tâm sự và nhận được sự tư vấn trực tiếp của Lương y Thanh Tuấn. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi được Lương y Thanh Tuấn bắt bệnh và chữa trị khỏi bệnh chỉ khoảng 4-7 tuần sử dụng thuốc. Các bệnh nhân ở xa sẽ được chuyển thuốc đến tận nơi, theo địa chỉ bệnh nhân cụ thể. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe của mình, bạn có thể vào trang http://nhathuocgiatruyen.vn kể bệnh để nhận được sự tư vấn của Lương y. Vui lòng liên hệ: ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THANH TUẤN - PHÚ MỸ QUỐC TẾ Trụ sở: 72 Đường 81, Thị Trấn Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu Điện thoại: 0643. 921 527 - Hotline: 0938 68 47 68 ( Lương y.Thanh Tuấn) Email: tuan.nt1@phumyquocte.com - Website: http://nhathuocgiatruyen.vn http://nhathuocgiatruyen.vn - 1 -