Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
“Nhớ rừng” và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ai đã từng xem bức chân dung Hoàng Lập Ngôn vẽ Thế Lữ theo lối tinh tướng họa, mới thấy họa sĩ này sao mà tinh quái và thâm thuý. Ông đã thể hiện gương mặt tác giả | Nhớ rừng và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ Ai đã từng xem bức chân dung Hoàng Lập Ngôn vẽ Thế Lữ theo lối tinh tướng họa mới thấy họa sĩ này sao mà tinh quái và thâm thuý. Ông đã thể hiện gương mặt tác giả Nhớ rừng trong bộ mặt .chúa sơn lâm Nghĩa là mặt một con hổ chính cống. Mà cũng phải Không có cái con - hổ -nhớ - rừng hồi ấy thì làm gì có Thế Lữ Vả cái gã thi sĩ có công dựng thành nền Thơ mới ở xứ này cũng đáng được xem là một chúa sơn lâm chứ sao Ngang cơ quá còn gì Tất nhiên họ không giao đấu mà chỉ giao nhau. Giao trong từng nét một để cùng làm nên một chân dung kép. Thế Lữ - Hổ hay là Hổ - Thế Lữ thì cũng vậy Thực đến thế thì đạt mức siêu còn gì Quái lạ thay là lòng tri kỷ Quái lạ thay là nghệ thuật tạo hình Tôi vừa nói đến nghệ thuật tạo hình - cái ngành nghệ thuật mà trước khi thành thi sĩ Thế Lữ đã từng dấn thân vào tuy nửa vời. Dầu vậy cái máu hội họa cái vốn hội họa vẫn đủ cho ông có được một gu tạo hình khi cầm ngọn bút thi nhân. Thế Lữ đã làm thơ bằng hồn thơ đậm tính hội họa. Nhớ rừng là thi phẩm rất tiêu biểu. Có thể sánh thế này nếu Hoàng Lập Ngôn vẽ con Hổ - Thế Lữ bằng hội họa đơn thuần thì Thế Lữ đã vẽ con Hổ - nhớ rừng bằng hội họa của. thơ. Trong nét bút Thế Lữ người ta không chỉ thấy họa pháp của một họa sĩ từng theo học Mỹ thuật Đông Dương mà trùm lên tất cả là một thi pháp nghiêng về tạo hình của thi phái Lãng mạn. Vì thế mà Nhớ rừng vừa là một khúc trường ca dữ dội thể hiện tâm trạng vĩ đại của chúa sơn lâm vừa là một họa phẩm hoành tráng từng bước làm nổi hằn lên trên mặt bằng của câu chữ hình tượng vị chúa tể cả muôn loài