Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Câu 6: Các học thuyết kinh tế của trường phái cận biên Áo

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trường phái cận biên Áo được đại biểu bởi ba nhà kinh tế Karl Menger, Bohm Bawerk, Von Wieser. Lý luận cơ bản: + Lý luận “của cải kinh tế” _ Một vật phẩm trở thành của cải kinh tế khi nó hội đủ 4 điều kiện: 1) Phù hợp với nhu cầu của con người 2) Những thuộc tính của vật phẩm đó có mối liên hệ nhân quả với việc thỏa mãn nhu cầu này. 3) Con người phải nhận thức được mối liên hệ đó. 4) Khả năng dùng vật phẩm đó để thỏa mãn nhu cầu và vật phẩm đó phải ở trạng thái khan. | Câu 6: Các học thuyết kinh tế của trường phái cận biên Áo. 3 tác giả: Karl Menger, Bohm Berk, Von Wieser. Lý luận cơ bản. Trường phái cận biên Áo được đại biểu bởi ba nhà kinh tế Karl Menger, Bohm Bawerk, Von Wieser. Lý luận cơ bản: + Lý luận “của cải kinh tế” _ Một vật phẩm trở thành của cải kinh tế khi nó hội đủ 4 điều kiện: 1) Phù hợp với nhu cầu của con người 2) Những thuộc tính của vật phẩm đó có mối liên hệ nhân quả với việc thỏa mãn nhu cầu này. 3) Con người phải nhận thức được mối liên hệ đó. 4) Khả năng dùng vật phẩm đó để thỏa mãn nhu cầu và vật phẩm đó phải ở trạng thái khan hiếm. Menger không thừa nhận giá trị được quyết định bởi lao động mà cái quyết định giá trị là tính ích lợi của vật phẩm. + Lý luận giá trị Lý luận giá trị của trường phái Áo có thể khái quát thành những điểm sau: _ Thứ nhất: về “ích lợi cận biên”. Ích lợi cận biên của của cải được quy định bởi hai nhântố: cường độ thỏa mãn nhu cầu và tính khan hiếm của nó. Với một lượng của cải nhất định, nhu cầu đới với nó càng cao thì lợi ích cận biên của nó càng cao hoặc số lương của cải được đem ra dùng để thỏa mãn nhu cầu càng nhiều hơn thì lợi ích cận biên của của cải càng ít đi. Số lượng vật phẩm thỏa nhu cầu một người càng nhiều người đó sẽ đánh giá ích lợi của vật phẩm đó ít và ngược lại, số lượng vật phẩm đó càng ít thì người ta sẽ đánh giá ích lợi của nó càng cao. _ Thứ hai, về “giá trị trao đổi”. K.Menger cho rằng người ta tiến hành trao đổi vật phẩm cho nhau chỉ khi thấy mình có lợi. Sự đánh giá ích lợi mà họ thu được khi trao đổi là dựa trên đánh giá chủ quan của những người tham gia trao đổi. Menger đi đến kết luận : ”Trao đổi kinh tế sẽ dẫn đến thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của con người, tăng cường phương tiện thỏa mãn nhu cầu của những cá nhân tham gia vào trao đổi.” _Thứ ba, về “giá trị cận biên”: Đặc điểm cơ bản của lý luận này là “ích lợi cận biên” của “sản phẩm cận biên”, tức là sản phẩm sau cùng, sẽ quyết định giá trị cận biên của sản phẩm đó. Và giá trị cận biên sẽ quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác. Lý luận này mâu thuẫn hoàn toàn với lý luận giá trị- lao động của trường phái cổ điển và của K.Marx. _Thứ tư, về các hình thức giá trị. Theo họ, giá trị phải được phân biệt dưới hai hình thức: giá trị khách quan và giá trị chủ quan. Giá trị khách quan xuất phát từ ích lợi của vật phẩm mang lại để thỏa mãn nhu cầu của con người. Gia trị chủ quan xuất phát từ sự tiêu dùng vật phẩm ấy và việc con người quyết định sử dụng chúng như thế nào. Thứ năm, về giá cả. Theo họ, ích lợi cận biên của vật phẩm quyết định giá cả của vật phẩm đó.Họ quan niệm chính quan hệ cung, cầu quyết định giá cả thị trường. _Hạn chế: Ích lợi của một vật phẩm không quyết định giá trị của vật phẩm đó. Giá cả hình thành trên thị trường theo các quy luật kinh tế khách quan chứ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. + Lý luận về “lợi tức”: Theo họ, lợi tức là số sai biệt giữa sự đánh giá chủ quan cao hơn đối với “của cải hiện tại” so với việc đánh giá thấp hơn đối với “của cải tương lai”. Ngoài ra, Von Weiser còn cho rằng sự phân phối lợi tức là kết quả của những quy luật tự nhiên. Người nào cốn hiến nhiều thì sẽ được hưởng phần thu nhập phù hợp với cống hiến của mình. Nhà tư bản hưởng nhiều hơn người công nhân vì phần cống hiến của họ quan trọng hơn công nhân. Lý luận lợi tức của trường phái Áo nhằm bênh vực cho chủ nghĩa tư bản, che dấu bản chất bóc lột của tư bản cho vay.