Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chống “chảy máu” tài nguyên cây thuốc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ngoài các loại khoáng sản, gỗ quý. bị “chảy máu” qua biên giới, từ nhiều năm qua, nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam cũng liên tục bị khai thác để bán theo con đường “tiểu ngạch”, chủ yếu qua Trung Quốc. Nếu có những tài liệu theo dõi, thống kê đầy đủ thì khối lượng và giá trị kinh tế của các loại tài nguyên này bị thất thoát qua biên giới không phải nhỏ. | Chống chảy máu tài nguyên cây thuốc Ngoài các loại khoáng sản gỗ quý. bị chảy máu qua biên giới từ nhiều năm qua nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam cũng liên tục bị khai thác để bán theo con đường tiểu ngạch chủ yếu qua Trung Quốc. Nếu có những tài liệu theo dõi thống kê đầy đủ thì khối lượng và giá trị kinh tế của các loại tài nguyên này bị thất thoát qua biên giới không phải nhỏ. Theo báo cáo của Hội Đông y Cao Bằng tại các cửa khẩu Tà Lùng Sóc Giang Trà Lĩnh. mỗi ngày có hàng chục tấn dược liệu các loại được đưa qua biên giới. Mỗi năm ước tính ít nhất có khoảng 300.000 - 500.000 tấn dược liệu bị khai thác để bán sang Trung Quốc. Chỉ tính trong 20 năm qua số dược liệu bị bán qua biên giới ít nhất cũng khoảng trên dưới 10 triệu tấn với giá trị kinh tế khoảng vài nghìn tỷ đồng. Trong số đó những cây thuốc bị khai thác trong mấy năm gần đây là cây sói rừng bòng bong si đỏ cỏ nhung. Cây sói rừng Tại các huyện Văn Quan Bắc Sơn Bình Gia Lộc Bình Tràng Định. Lạng Sơn người dân đua nhau đi thu hái một loại cây mọc trên rừng màu xanh sẫm hình dáng giống như cành si nhưng mảnh dẻ. Người dân trong vùng gọi là cây chè dại hoặc duối dại để bán cho khách Trung Quốc đặt mua với giá 1.000 đồng kg khô còn cả rễ. Ở thị trấn Điềm He huyện Văn Quan trung bình mỗi ngày có tới 60 tấn cây chè dại bị nhổ bán. Đây là một loại cây thuốc quý có tác dụng thanh nhiệt giải độc có thể chữa các bệnh đường ruột và rửa vết thương. Chưa hết gần đây các trang web và các báo trong nước rầm rộ đưa tin Săn cây kim cương ở Đông Trường Sơn Ngăn học sinh bỏ học đi hái cây kim cương . Cây kim cương còn gọi là lan gấm hay thạch tằm mọc nhiều trong rừng già thuộc tỉnh Kon Tum. Theo trưởng thôn A Jơn loại cây này trước đây mọc đầy quanh nhà nhưng bà con không ai để ý. Nay do nhiều người tìm hái nên giờ phải vào tận rừng sâu mới có. Ban đầu giá 250.000 đồng kg khoảng 2 tháng nay rộ lên tin đồn loại cây này chữa bệnh rất tốt nên được mua với giá cao 520.000 - 650.000 đồng kg khiến nhiều người dân đổ xô vào