Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nét bình dân trong thơ Bùi Giáng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cho đến bây giờ, Bùi Giáng vẫn còn là một hiện tượng lạ và kì thú trong dòng văn học Việt Nam. Những nhà phê bình trong và ngoài nước mấy chục năm nay đã tốn không ít giấy mực, thậm chí đấu khẩu nhau để nhằm chỉ một mục đích là giải thích hai câu hỏi: Bùi Giáng là ai? | Nét bình dân trong thơ Bùi Giáng Cho đến bây giờ Bùi Giáng vẫn còn là một hiện tượng lạ và kì thú trong dòng văn học Việt Nam. Những nhà phê bình trong và ngoài nước mấy chục năm nay đã tốn không ít giấy mực thậm chí đấu khẩu nhau để nhằm chỉ một mục đích là giải thích hai câu hỏi Bùi Giáng là ai Nên hiểu thơ Bùi Giáng như thế nào Có kẻ gói thơ thi sĩ họ Bùi và cả con người ông vào một chữ Điên . Người lạc quan thì dành cho ông hai chữ Thiên tài . Lại có ai đó trộn hai tên gọi trên để thành một cái tên nghe ngồ ngộ mà cũng có lí Thiên tài Điên Tôi là kẻ hậu sanh đọc thơ Bùi Giáng cũng chưa nhiều có bài hiểu hoàn toàn có bài hiểu dở dang và cũng có bài không thể hiểu. Nhưng trong mỗi bài thơ ông tôi đều tìm thấy ít nhiều hơi thở cuộc sống được thể hiện một cách tự nhiên chân thực. Nhiều người đọc thơ Bùi Giáng mới vài câu chưa hiểu hoặc nghe ai đó nói rằng ông Điên thì đã vội vàng đưa ra kết luận không thật đúng. Tôi nghĩ rằng tại sao chúng ta không tiếp cận từ khía cạnh dễ hiểu nhất để rồi xích lại gần hơn để hiểu thêm thơ và người thơ ấy. Đó là nét bình dân trong thơ Bùi Giáng Trước tiên trong thơ Bùi Giáng có những bài hay những đoạn là nguyên mẫu của những cuộc nói chuyện hằng ngày. Không cầu kì trau chuốt những lời trao đáp rơi ra nhẹ nhàng từ trong thơ ông mang đậm tâm hồn và văn hoá bình dân Việt - Mình ơi Tôi gọi bằng nhà Nhà tôi Tôi gọi mình là nhà tôi Bây giờ xuôi ngược đôi nơi Thôi mình ở lại tôi dời chân đi Thưa rằng - Ở cái quái gì Chàng đi thiếp cũng xin đi với chàng Về buôn bán Rất rõ ràng và dễ hiểu đoạn thơ là sự hợp lưu của những ngôn từ mộc mạc bình dị. Lời gọi Mình ơi và Nhà tôi nghe mới thân thương và trìu mến làm sao. Nó chất chứa biết bao tình cảm mặn nồng từ thuở một ngày nên nghĩa . Nếu không xuất phát từ một tình cảm thật chân thành không dễ gì buột miệng mà nói được hai tiếng thân thương mà thiêng liêng ấy Trừ những kẻ giả dối ra . Còn câu đáp cuối cùng buộc ra đúng như lời một phụ nữ chân quê không câu nệ khuôn sáo trong mỗi câu mỗi chữ .