Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài giảng "Cơ sở văn hoá Việt Nam" được biên soạn với các nội dung chủ yếu như: chương 1 - cơ sở lý luận về văn hóa, chương 2 - tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam, chương 3 - tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa Việt Nam, chương 4 - phân vùng văn hóa Việt Nam. tài liệu. | oooooooooooooooooooooooooooooo Bài giang Cư Sở van nua Việt Nam BAI GIANG CƠ Sơ VĂN HÓA VIỆT NAM S Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ 1.1. Khái niệm văn hoá và một số khái niệm liên quan Đây là những công cụ- khái niệm hay công cụ- nhận thức dùng để tiếp cận những vấn đề nghiên cứu. Chúng thường hay bị hay được sử dụng lẫn lộn dù mỗi một khái niệm đều có những đặc trưng riêng của mình. 1.1.1. Khái niệm văn hoá Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông từ văn hoá đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Trong Chu Dịch quẻ Bi đã có từ văn và từ hoá Xem dáng vẻ con người lấy đó mà giáo hoá thiên hạ Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ . Người sử dụng từ văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng năm 77-6 TCN thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hoá con người- văn trị giáo hoá. Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực phàm dấy việc võ là vì không phục tùng dùng văn hoá mà không sửa đổi sau đó mới thêm chém giết . Ở phương Tây để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu người Pháp người Nga có từ kuitura. Những chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ cultus animi là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hoá với hai khía cạnh trồng trọt thính ứng với tự nhiên khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên và họ có những phẩm chất tốt đẹp. Tuy vậy việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá không đơn giản và thay đổi theo thời gian thuật ngữ văn hoá với nghĩa canh tác tinh thần được sử dụng vào thế kỉ XVII- XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí canh tác nông nghiệp. Vào thế kỉ XIX thuật ngữ văn hoá được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hoá văn minh thế giới có thể phân ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao nhất và văn hoá của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hoá hướng về trí lực và sự vươn lên sự phát triển tạo thành văn minh E.B Taylo .