Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ CHỦNG GIỐNG NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum) NUÔI TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ "
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nấm linh chi, Ganoderma lucidum (W.Curt: Fr.) Karst., là một dược thảo quý trong y học cổ truyền. Nghiên cứu này nhằm so sánh một số đặc điểm sinh học và năng suất của 4 chủng giống nấm linh chi (G. lucidum L, G. lucidum K, G. lucidum DL, G. lucidum X) nuôi trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả các chủng giống nấm linh chi có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế. . | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 49 2008 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ CHỦNG GIỐNG NẤM LINH CHI Ganoderma lucidum NUÔI TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê Đình Hoài Vũ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế Trần Đăng Hòa Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế TÓM TẮT Nấm linh chi Ganoderma lucidum W.Curt Fr. Karst. là một dược thảo quý trong y học cổ truyền. Nghiên cứu này nhằm so sánh một số đặc điểm sinh học và năng suất của 4 chủng giống nấm linh chi G lucidum L G lucidum K G lucidum DL G lucidum X nuôi trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả các chủng giống nấm linh chi có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên các giống có thời gian từ khi cấy đến thu hoạch là khác nhau trong khoảng từ 76 6 - 86 6 ngày. Ganoderma lucidum L có chiều cao cuống thấp nhưng có đường kính cuống lớn nhất. Đường kính và độ dày tán của chủng giống G lucidum L cao hơn so với các chủng giống G lucidum K G lucidum DL và G lucidum X. Chủng giống G. lucidum L có năng suất cao thích ứng với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế nên cần phải mở rộng mô hình phát triển chủng nấm này. I. Đặt vấn đề Nấm linh chi Ganoderma lucidum W.Curt Fr. Karst. là một dược thảo quý trong y học cổ truyền. Số lượng các loài nấm linh chi được sử dụng trong công nghệ dược liệu ngày càng tăng đặc biệt ở các quốc gia Á Đông 4 5 . Ở Việt Nam có rất nhiều loài nấm linh chi mọc hoang dại trong tự nhiên. Riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế có đến 39 loài thuộc 3 chi Amauroderma Ganoderma và Haddowia họ Ganodermataceae . Trong đó có 5 loài được làm dược liệu đó là G amboinense G applanatum G capense G lucidum và G sinense 1 . Từ lâu nguồn nấm linh chi sử dụng trong dược liệu chủ yếu dựa vào khai thác nguồn nấm mọc hoang dại trong tự nhiên. Tuy nhiên nguồn nấm tự nhiên ngày càng cạn kiệt và khan hiếm. Vì vậy cần phải nuôi trồng nấm linh chi trong điều kiện môi trường nhân tạo sử dụng các nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên hoặc các phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm cơ .