Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiện rượu – Phần 4

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Diễn tiến và biểu hiện 1. Diễn tiến chứng bệnh Bác sĩ người Mỹ E. M. Jellinek đã đưa ra vào năm 1951 một mô hình về diễn biến của chứng nghiện rượu mà vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Ông phân biệt thành 4 giai đoạn: a, Giai đoạn triệu chứng + Việc bắt đầu uống các loại đồ uống có chứa cồn bao giờ cũng có động cơ xã hội. - Ngược với những người uống bình thường, người mà sau này sẽ trở thành nghiện rượu có "cảm giác nhẹ nhõm thỏa mãn". -. | Nghiện rượu - Phần 4 V.Diễn tiến và biểu hiện 1. Diễn tiến chứng bệnh Bác sĩ người Mỹ E. M. Jellinek đã đưa ra vào năm 1951 một mô hình về diễn biến của chứng nghiện rượu mà vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Ông phân biệt thành 4 giai đoạn a Giai đoạn triệu chứng Việc bắt đầu uống các loại đồ uống có chứa cồn bao giờ cũng có động cơ xã hội. - Ngược với những người uống bình thường người mà sau này sẽ trở thành nghiện rượu có cảm giác nhẹ nhõm thỏa mãn . - Đó hoặc là vì các căng thăng nội tâm lớn thêm hoặc là người này ngược lại với những người khác đã không học được cách đối phó với các căng thăng nội tâm này. - Lúc đầu người uống rượu cho rằng nổi nhẹ nhõm này xuất phát từ tình huống chứ không phải là do uống rượu và tìm đến các cơ hội mà qua đó nhân tiện cũng có uống rượu. Trong thời gian từ nhiều tháng cho đến nhiều năm sức chịu đựng các áp lực nội tâm giảm đi nhiều đến mức người này thực tế là tìm chỗ tránh hằng ngày ở rượu. - Vì người này không hay say nên việc uống rượu không gây ra nghi ngờ ở ngay chính người này và ở những người chung quanh. - Sức chịu đựng được rượu tăng theo thời gian. Người nghiện rượu bắt đầu có một nhu cầu ngày càng tăng . - Sau nhiều tháng hay nhiều năm tiếp theo đó trạng thái chuyển từ uống thỉnh thoảng sang uống liên tục để được nhẹ nhõm cất gánh nặng và ngày càng cần dùng nhiều rượu hơn cho cùng một tác dụng không đổi. b Giai đoạn tiền nghiện Trong giai đoạn tiền nghiện prodromal - Nghiện được biểu hiện qua những lỗ hổng ký ức hay chứng quên amnesia xuất hiện đột ngột mà không cần phải có dấu hiệu say rượu. - Người nghiện rượu có thể nói chuyện và làm việc nhưng qua ngày hôm sau thật sự là không có thể nhớ lại được nữa. - Bia rượu vang hay rượu mạnh không còn là thức uống nữa mà trở thành thuốc hết sức cần thiết. - Người nghiện rượu dần dần nhận thức được là mình uống rượu khác với những người khác bắt đầu cảm thấy xấu hổ và sợ sự phê bình của những người khác. - Người này uống lén lút trong những dịp giao tiếp xã hội và cất dấu .