Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH NUÔI LỢN CỎ TẠI XÃ HÚC NGHÌ - HUYỆN ĐAKRÔNG - TỈNH QUẢNG TRỊ "
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bước đầu điều tra khảo sát tình hình nuôi lợn Cỏ ở xã Húc Nghì, Huyện Đakrông, Tỉnh Quảng Trị cho thấy: Lợn Cỏ không thể thiếu trong cơ cấu vật nuôi của xã; tiềm năng chăn nuôi lợn Cỏ của xã theo hướng tập trung nhiều nhất ở thôn Cựp. Lợn cỏ được nuôi theo lối tự nhiên thả rông là chủ yếu, vào thời điểm sinh nở chúng tự kéo nhau vào rừng để làm tổ. Sau khi sinh khoảng 5 - 7 ngày cả đàn tự dẫn về nhà. . | DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH NUÔI LỢN cỏ TẠI XÃ HÚC NGHÌ - HUYỆN ĐAKRÔNG - TỈNH QUẢNG TRỊ Nguyễn Thị Tường Vy Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế TÓM TẮT Bước đầu điều tra khảo sát tình hình nuôi lợn Cỏ ở xã Húc Nghì Huyện Đakrông Tỉnh Quảng Trị cho thấy Lợn Cỏ không thể thiếu trong cơ cấu vật nuôi của xã tiềm năng chăn nuôi lợn Cỏ của xã theo hướng tập trung nhiều nhất ở thôn Cựp. Lợn cỏ được nuôi theo lối tự nhiên thả rông là chủ yếu vào thời điểm sinh nở chúng tự kéo nhau vào rừng để làm tổ. Sau khi sinh khoảng 5 - 7 ngày cả đàn tự dẫn về nhà. I. Đặt vấn đề Đakrông là một trong hai huyện miền núi Đakrông Hướng Hóa nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị. Huyện có 14 xã trong đó xã Húc Nghì là xã có địa hình khá hiểm trở giao thông đi lại không mấy thuận lợi. Dân cư phân bố cách xa nhau chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kô và Vân Kiều. Đời sống của đồng bào dân tộc hết sức khó khăn. Số hộ nghèo chiếm 47 5 tổng số hộ trong toàn xã. Ruộng nước chỉ có 1 ha do đó dân cư chủ yếu sống bằng nghề nương rẫy và chăn nuôi. Trong đó chăn nuôi lợn Cỏ được xem là một thế mạnh của xã. Tuy nhiên chăn nuôi lợn Cỏ vẫn còn nhỏ lẻ và chủ yếu là thả rông năng suất thấp. Theo những nghiên cứu gần đây tại Đakrông cho thấy chăn nuôi lợn có vị trí quan trọng đóng góp khoảng 25 sinh kế cho gia đình nhưng đàn lợn đang giảm mạnh từ 10.893 con năm 2005 xuống còn 7.030 con năm 2006 lợn chủ yếu nuôi theo phương thức quảng canh thả rông và hơn 50 là giống địa phương Trần Sáng Tạo 2007 . Lợn Cỏ là giống lợn chính của bà con dân tộc Vân Kiều Pa Kô lợn có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường thịt thơm ngon nhưng đang có nguy cơ tuyệt chủng Trần Văn Do 2005 Lê Viết Ly 2003 . Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi chọn hướng nghiên cứu Khảo sát tình hình nuôi lợn Cỏ tại xã Húc Nghì nhằm có thêm nhận định và cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển giống lợn địa phương này. II. Nội dung và phương pháp 1. Nội dung nghiên cứu Điều tra khảo sát bước đầu về nguồn gốc điều kiện hình thành số lượng và sự