Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lịch sử thi cử Việt Nam – PHẦN 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bàn đến chữ "trung" nhiều người tin rằng đạo làm tôi phải hết sức phục tùng vua, vua trái thì can hoặc treo mũ từ quan, vua giết thì cam chịu chứ không được chống đối. Cao Bá Quát chống lại triều đình lập tức mang tiếng "giặc" (giặc châu chấu). Khổng Tử tuy nói rằng vua thay trời trị vì dân, dân phải phục tùng, nhưng cũng nói vua có bổn phận của vua, tức là phải chăm lo hạnh phúc cho dân. Mỗi khi vua ở trái đạo thì Trời ra tai (lụt lội, đói kém) hoặc. | Lịch sử thi cử Việt Nam PHẦN 2 Bàn đến chữ trung nhiều người tin rằng đạo làm tôi phải hết sức phục tùng vua vua trái thì can hoặc treo mũ từ quan vua giết thì cam chịu chứ không được chống đối. Cao Bá Quát chống lại triều đình lập tức mang tiếng giặc giặc châu chấu . Khổng Tử tuy nói rằng vua thay trời trị vì dân dân phải phục tùng nhưng cũng nói vua có bổn phận của vua tức là phải chăm lo hạnh phúc cho dân. Mỗi khi vua ở trái đạo thì Trời ra tai lụt lội đói kém hoặc sinh ra những chuyện bất thường nhật thực nguyệt thực v.v. để thức tỉnh. Lúc ấy vua phải ăn chay sám hối sửa đổi đường lối chính trị phóng thích tù nhân phát chẩn cho người nghèo để chuộc lỗi. Thuyết này tuy hoang đường nhưng có công dụng là kiềm chế được phần nào các đấng quân vương còn chút ít lương tâm. Giở sử ra ta thấy nhan nhản những vụ như sau Năm 1345 tháng tư tháng năm đại hạn. Ra lệnh ân xá cho tù nhân . Mạnh Tử còn đi xa hơn Khổng Tử với câu Dân vi quý xã tắc thứ chi quân vi khinh . Nho học chủ trương lập đức là chính học đạo để thành người quân tử. Lúc đầu chữ quân tử trỏ vào đám quý tộc cầm quyền chính sau Không Tử cho rằng chỉ những người có đức hạnh mới xứng đáng cầm quyền nên người quân tử cũng trỏ vào những người có đức hạnh. Nhà Nho sở dĩ trọng sự thanh bạch cũng vì tin rằng cái nghèo luyện cho ta bớt kiêu căng bớt xa xỉ bớt lười biếng tóm lại là gây nhân cách cho con người. Một ông quan nghèo chắc chắn là một ông quan thanh liêm không tham nhũng cho nên mới nghèo. Paul Doumer chép trong Hồi Ký rằng Phan Thanh Giản Làm quan to mà lúc chết vẫn chỉ có một túp nhà tranh đơn sơ . Tuy nhiên trong thực tế hạng này càng ngày càng hiếm mà hạng vơ vét của dân làm giầu thì càng ngày càng nhiều bởi đạo hạnh đã kém mà tục lệ khao vọng của ta lại nặng nề khiến người thi đỗ mang công mắc nợ đã thế nếp sống nhà quan thường xa hoa trong khi lương bổng ít 14 cho nên túng thì phải tính . Ca dao ta có những câu chua chát Bộ Binh Bộ Hộ Bộ Hình Ba Bộ đồng tình cướp gạo con tôi hay Con ơi nhớ lấy câu này