tailieunhanh - Lịch sử thi cử Việt Nam – PHẦN 1
Thi cử Việt Nam công hay tội? Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người : quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật tự, an ninh cho dân. Quan trường do Nho phái xuất thân, cách kén người ra làm quan gọi là Khoa cử. Tuy nhiên, làm quan không cứ phải theo cử nghiệp, ngoài Khoa cử ta còn có lệ Cống cử, hay Bảo cử, tức là các quan phải tiến cử những người có tài và có đức ra làm quan | Lịch sử thi cử Việt Nam PHẦN 1 Thi cử Việt Nam công hay tội Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật tự an ninh cho dân. Quan trường do Nho phái xuất thân cách kén người ra làm quan gọi là Khoa cử. Tuy nhiên làm quan không cứ phải theo cử nghiệp ngoài Khoa cử ta còn có lệ Cống cử hay Bảo cử tức là các quan phải tiến cử những người có tài và có đức ra làm quan. Nhưng phương pháp này không cung cấp đủ người cho bộ máy hành chánh vì những người đứng ra Bảo cử nếu lỡ tiến lầm người dở thì sẽ bị nghiêm trừng do đó thường xuyên phải dùng Khoa cử để kén nhân tài. Khoa cử xuất hiện từ bao giờ Nguyễn Hiến Lê Triết học Trung Quốc Chiến Quốc Sách Đào Duy Anh Trung Quốc Sử Cương Trần Văn Giáp Khai Trí Tập San Trần Quốc Vượng Lịch Sử Việt Nam I đều chép Khoa cử xuất hiện ở Trung quốc từ nhà Tùy nhà Đường cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII thời nhà Hán chỉ có lệ dân cử người hiền tài song theo Chu Thiên Bút Nghiên và thứ nhất Trần Trọng Kim Nho Giáo thì Khoa cử bắt đầu có từ Hán Vũ Đế Hán Vũ Đế 140 tr. TL ra bài sách cho những người đã trúng tuyển trong số đó có Đổng Trọng Thư . Ta có thể hiểu là Khoa cử manh nha từ nhà Tây Hán nhưng đến nhà Tuỳ nhà Đường mới được khai thác và tổ chức có quy mô. Cùng chịu ảnh hưởng của Trung Hoa song Việt Nam Cao Ly và Nhật Bản đặt ra Khoa cử từ lâu Âu châu phải đợi đến thế kỷ thứ XIX mới dùng thi cử để kén người 1 . Thời Bắc thuộc 111 tr. TL-938 văn hoá cổ của ta - và có lẽ cả chữ Việt cổ - dần dần bị chính sách đồng hoá của Trung Hoa hủy diệt 2 . Chữ Hán được nâng lên địa vị chính thức. Tuy vậy người Nam muốn học cao và thi cấp trên vẫn phải sang tận Trung quốc. Năm 845 vua nhà Đường lại hạn chế số sĩ tử của ta sang thi khoa Tiến sĩ không được quá 8 người thi khoa Minh kinh giảng giải kinh sách không được quá 10 người 3 . Người hiển đạt thời ấy còn hiếm nhưng không phải là không có chẳng hạn Đời Hán Minh Đế 58-75 có Trương Trọng người Giao chỉ du học .
đang nạp các trang xem trước