Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chùa Thiếu Lâm và võ thuật Trung Hoa - Phần 4
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu về võ Việt Nam hầu như không còn gì để lại. Người ta thường cho rằng giai đoạn Pháp thuộc với chủ tâm tiêu diệt những mầm mống chống đối của thực dân đã đưa đến việc suy tàn của võ Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta phải thành thực mà nhìn nhận một số vấn đề: Cứ như sử sách việc binh bị tập luyện để chiến đấu của ta có đã từ lâu, ắt hẳn có từ khi con người biết tự bảo vệ để sinh tồn và như thế võ nghệ tồn tại song. | Chùa Thiếu Lâm và võ thuật Trung Hoa - Phần 4 VÕ VIỆT NAM Tài liệu về võ Việt Nam hầu như không còn gì để lại. Người ta thường cho rằng giai đoạn Pháp thuộc với chủ tâm tiêu diệt những mầm mống chống đối của thực dân đã đưa đến việc suy tàn của võ Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta phải thành thực mà nhìn nhận một số vấn đề Cứ như sử sách việc binh bị tập luyện để chiến đấu của ta có đã từ lâu ắt hẳn có từ khi con người biết tự bảo vệ để sinh tồn và như thế võ nghệ tồn tại song song với thời kỳ lập quốc. Những bộ lạc đầu tiên có mặt trên giải đất Việt Nam cũng còn để lại nhiều di chỉ về khí giới như đá mài nhọn đầu mũi tên bằng đồng. Trên mặt trống đồng còn nhiều hình người cầm giáo cầm rìu chứng tỏ thời thái cổ con người ở trên đất nước ta đã có những kỹ thuật sử dụng binh khí để chiến đấu. Trên những thống gốm đời Lý Trần chúng ta cũng thấy có những hình chiến sĩ cầm khiên kiếm đấu với nhau. Tuy nhiên những biểu tượng đó cũng có thể chỉ là những vũ điệu của người thời xưa dùng trong những cuộc tế lễ bị khích động bởi chiêng trống như bất cứ một bộ lạc nào trên trái đất này. Những động tác đó chưa hẳn đã là võ thuật. Một điểm đáng lưu ý là tuy người Việt Nam thời xa xưa tuy có luyện tập nhưng sức mạnh quân sự vẫn chủ yếu khai thác các sở trường của người mình hoàn cảnh xã hội và thiên nhiên chứ không phải chỉ dựa vào công phu cá nhân. Việc đặt ra việc tập luyện võ nghệ thành một ngành riêng để truy cầu những tuyệt kỹ gần như chúng ta không có và tuy người mình cũng có những bài bản về quyền pháp và binh khí nhưng mô thức đó có lẽ đã sao chép lại của người Tàu. Những bài thiệu tức những tên thế đặt ra thành bài cho dễ nhớ đễ tập đọc lên thấy không mấy văn vẻ lắm khi ngô nghê đủ biết những người tập võ của chúng ta trình độ chữ nghĩa không lấy gì làm cao. Điều đó cũng là một chuyện tự nhiên vì nước ta vẫn có truyền thống trọng văn khinh võ quan võ của chúng ta ngày xưa thi cử chú trọng nhiều đến sức khỏe chứ không đặt nặng kiến thức quân sự nên không mấy ai được gọi là .