Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Trồng và chăm sóc cây bòn bon
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Một số nghiên cứu cho rằng, cây bòn bon có nguồn gốc từ Tây Mã Lai, là cây mọc thẳng đứng có chiều cao khi trưởng thành từ 10 – 15 m, có trái kết thành chùm ở thân và cành. Đây là loại cây chịu bóng râm, không ưa ánh nắng chói chang chiếu thẳng cũng như gió mạnh (nhất là khi cây mang trái). Cây không kén đất, nhưng chịu vùng đất thoát nước tốt, nhiều mùn, mức thủy cấp không được quá cao. Cây bòn bon phát dục rất chậm (như măng cụt), nếu trồng bằng hột. | Trồng và chăm sóc cây bòn bon Một số nghiên cứu cho rằng cây bòn bon có nguồn gốc từ Tây Mã Lai là cây mọc thẳng đứng có chiều cao khi trưởng thành từ 10 - 15 m có trái kết thành chùm ở thân và cành. Đây là loại cây chịu bóng râm không ưa ánh nắng chói chang chiếu thẳng cũng như gió mạnh nhất là khi cây mang trái . Cây không kén đất nhưng chịu vùng đất thoát nước tốt nhiều mùn mức thủy cấp không được quá cao. Cây bòn bon phát dục rất chậm như măng cụt nếu trồng bằng hột phải mất 10 - 15 năm cây mới cho trái. Cây thích hợp và được trồng nhiều ở vùng Chợ Lách Cái Mơn Bến Tre và cù lao Quới Thiện Thanh Bình. Do đặc tính cây bòn bon chịu bóng râm các nhà vườn hiếm khi trồng loại cây này thành vườn chuyên canh mà trồng nó xen với các loại cây khác như sầu riêng chôm chôm măng cụt thậm chí với cây dừa cũng cho năng suất cao. Khi trồng xen thì cây cách cây nên giữ khoảng cách 10 m không cần cắt cành tỉa tán chỉ cắt cành chết. Cây bòn bon chịu ẩm nhưng úng nước thì kém phát triển và chết vì vậy nên tưới định kỳ trong mùa khô giữ không cho cây úng nước trong mùa mưa. Cây bòn bon nếu được chăm sóc tốt bón phân định kỳ sẽ cho trái sớm hơn 1 - 2 năm. Khi cây còn nhỏ bón theo tán cây phân NPK 16- 16- 8 khoảng 300 - 500 g cây chia làm 3 lần trong năm không tính phân hữu cơ nếu có điều kiện và tăng dần khi cây lớn. Khi cây có trái có thể bón phân năm 2 lần trước khi cây ra hoa và sau khi cây đậu quả cây từ khi có hoa đến thu hoạch trái khoảng 3 tháng . Cây bòn bon có 2 bệnh thường gặp là bệnh do sâu đục vỏ cây làm vỏ sần sùi cây chậm lớn và chậm có trái trái ít. Loại sâu này trước khi hóa bướm màu hồng chiều dài gần 10 mm bướm nhỏ màu xanh . Phòng trừ sâu bằng cách giữ cho cây thông thoáng khi cây bị bệnh phun thuốc trừ sâu như Regent Padan 95 SP Marshal 200 SC. vào nơi cây bị hại. Bệnh thứ hai là bị rệp sáp nhện đỏ tấn công phòng bằng cách nuôi kiến vàng diệt kiến hôi kiến hôi hay cộng sinh với rệp sáp . Rệp tấn công vào các bộ phận non của cây nhất là khi cây có trái. Khi phát